Ở đời vui đạo hãy tùy duyên

1/11/2020 7:49
“Ở đời vui đạo” nghĩa là chúng ta có được niềm an vui, hạnh phúc từ việc tu học và thực hành Phật pháp ngay trong cuộc sống thường ngày mà không cần phải đi đâu xa xôi.

Dù sống giữa đời chúng ta vẫn có thể giữ được năm giới: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu. Ở đâu chúng ta cũng có thể tu tập theo pháp môn Tịnh độ: đi, đứng, nằm, ngồi đều niệm Phật. Và ở đâu chúng ta cũng có thể thực hành theo Bát Chính Đạo: chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mạng, chính tinh tấn, chính niệm và chínhđịnh. Vídụ,chínhniệmlàkhiăn biết mình đang ăn, khi nói biết mình đang nói, khi ngồi biết mình đang ngồi, khi đi biết mình đang đi,... Rõ ràng, dù ở đâu đi chăng nữa thì chúng ta vẫn tu tập, vẫn an vui được, không nhất thiết phải vào rừng hay lên núi!

Ở đời vui đạo hãy tùy duyên.

“Tùy duyên” có nghĩa là thuận theo hoàn cảnh, hay nói rõ hơn là biết uyển chuyển, linh hoạt để có thể tu trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Tinh thần tùy duyên thể hiện rất rõ trong cuộc đời của vua Trần Nhân Tông. Lúc vừa được phong làm Hoàng thái tử, Ngài đã trốn lên núi Yên Tử để xuất gia; thế nhưng khi vua cha cho quan quân đi tìm, Ngài đã quyết định trở về hoàng cung, vừa tu tập, vừa làm tròn trách nhiệm và bổn phận của mình. Đó chính là tùy duyên.

Chúng ta phải biết áp dụng tinh thần tùy duyên này vào cuộc sống. Giả sử, sau khi tiếp xúc với Phật pháp, mình muốn tu tập, muốn xuất gia, nhưng vợ hoặc chồng không cho, thế là mình buồn giận, bực tức, thậm chí gây gổ với vợ chồng mình. Như vậy là mình chưa biết tùy duyên. Trước đây, khi kết hôn, mình đã làm giấy hôn thú, cũng giống như đã lấy dây buộc tay hai người lại với nhau rồi; bây giờ muốn đi tu đâu phải dễ, cần có thời gian để đối phương hiểu ra và chịu cắt sợi dây ràng buộc kia đi đã. Theo quy định, người đã có gia đình, nếu muốn xuất gia phải có giấy ly hôn. Do đó, mình phải tùy duyên, không nên gấp gáp, phải thuyết phục vợ chồng trước đã, rồi sau mới xuất gia được.

Có người đi quy y Tam bảo về, người chồng không cho lập bàn thờ Phật nên buồn rầu đến chùa gặp tôi, hỏi giờ phải làm sao. Tôi nói: “Tùy duyên thôi. Không thờ Phật bằng hình tượng được thì thờ Phật ở trong tâm. Bây giờ, mình cứ sống đạo đức, sống có trách nhiệm đi, biết đâu ông chồng thấy vậy hiểu ra lại cho mình thờ. Phật ở trong tâm mới là chính, còn Phật ở ngoài có cũng tốt, không có cũng không sao”.

Các tin tức khác

Back to top