Những ngôi chùa có hơn 1.000 tuổi, là một trong những địa chỉ tôn giáo linh thiêng và là điểm thu hút khách du lịch nước ngoài đến với đất nước vừa qua khỏi thời kỳ quân đội nắm quyền.
Tháp cổ tại Bagan - Ảnh: AFP
Trong khi nhiều cơ sở trụ vững trước sự tàn phá của con người và thiên nhiên, công tác trùng tu đã tạo nên những công trình mới được xây dựng khá lộn xộn trên nền cũ của các ngôi chùa cổ, và những chuyên gia cho rằng ít có sự tương đồng với nguyên bản
“Hàng trăm công trình đã được xây mới hoàn toàn. Điều này phá hủy vùng đất lịch sử”, kiến trúc sư Pierre Pichard, nguyên là chuyên gia tư vấn của UNESCO đã nói với AFP.
“Nó hoàn toàn trái ngược với những gì mà quốc tế chấp nhận ở phương diện tích cực”.
Pichard đã giúp bảo tồn những ngôi chùa sau trận động đất phá đi vùng đất trung tâm của Myanmar vào năm 1975, nhưng đã buộc phải rời đất nước này vào đầu những năm 1990 khi những người nắm quyền đóng cửa đất nước, biệt lập với thế giới bên ngoài.
Sau khi nhận được sự đóng góp từ Phật tử, những nhà cầm quyền quân sự tiến hành trung tu những ngôi chùa, mà nhiều cơ sở trong đó chỉ được trám sơ những viên gạch.
Đến nay đã có khoảng 2.000 ngôi chùa được trùng tu như thế với việc vội vàng trát vữa, sử dụng các viên gạch màu cam sáng và những nguyên liệu hiện đại.
Một lượng lớn cây xanh cũng được trồng xuyên qua các đồng bằng rộng lớn có lát đát những ngôi chùa.
“Một trong những đặc điểm của Bagan trong quá khứ là có thể thấy hàng trăm ngọn tháp giữa các cánh đồng, hiện tại thì chúng ta thấy điều này ít đi”, Pichard cho biết.
“Những cây xanh này là một sự nhầm lẫn về môi trường bởi vì khí hậu rất nóng và chúng cần nhiều nước trong suốt mùa khô”.
Ngày nay, nhiều công trình mới đang tạm dừng nhưng kiến trúc đang thể hiện sự thay đổi và các nhà khảo cổ đã được chấp nhận đến nước này để giám sát điều này.
Các chuyên gia cảnh báo có nhiều sự đổ vỡ khó có thể bảo tồn và tác động đến sự thay đổi giá trị Di sản Thế giới của Bagan.
“Hãy chờ đợi trận động đất mới”
Một kỹ sư, người làm việc tại các địa điểm này sau trận động đất 1975, nhưng đã ngưng làm việc khi các chuyên gia nước ngoài rời khỏi vùng đất này, cho biết có nhiêu công trình bảo tồn được làm vội và rẻ tiền để phóng đại lợi ích của chúng.
“Mọi người đã góp tiền để nhận được mối quan hệ với thân thiết các vị tướng lãnh”, ông cho AFP biết với yêu cầu cần được giấu tên.
“Tất cả công trình được tái xây dựng mới đều gần đường lộ, nơi mà chúng dễ dàng được nhìn thấy. Nhiều công trình ở trung tâm được xây dựng tệ hại và không ai viếng thăm cả”.
“Chúng ta đang đợi trận động đất mới. Những công trình này sẽ đổ nát bởi vì họ sử dụng vật liệu nghèo nàn”.
Trải qua hàng thế kỷ, những công trình này hư hoại trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, bị phá hủy bởi những trận động đất và dấu chân của du khách.
Kinh khí cầu đưa du khách tham quan xuyên qua các
ngôi chùa của thành phố cổ Bagan, phía Bắc Myanmar - Ảnh: AFP
“Những ngôi chùa này được xây dựng đã lâu năm, nước mưa đọng lại giữa các viên gạch và phá hủy chúng, vì thế chúng tôi đang lấp đầy các lỗ hỏng này”, U Kuain, người đang giám sát công trình trùng tu nóc chùa Dhammayazika, cho biết.
Thời kim hoàng, Bagan là một trong những trung tâm học thuật quan trọng nhất châu Á, nếu không muốn nói là cả thế giới.
Hoàng gia Myanmar và những nhà cầm quyền đã xây dựng hàng ngàn ngôi chùa, hơn 3.000 tự viện vẫn tồn tại đến ngày nay.
Phần lớn kết cấu các ngôi chùa đều được xây từ gạch, trải qua thời gian, những mái lá bằng vàng được bổ sung thêm.
Bảo tồn “sự tôn kính với Đức Phật”
Được xây dựng vào năm 1197 bởi quốc vương Narapatisithu, sau khi tiếp nhận 4 xá-lợi thiêng liêng từ quốc vương Tích Lan, chùa Dhammayazika là một trong những địa chỉ ấn tượng nhất của cả Bagan, và tồn tại cả sau trận động đất cực lớn vào năm 1975.
Kể từ ngày định mệnh của tháng 7 này, U Kyain đã giúp xây dựng khá nhiều ngôi chùa.
“Mọi người trên thới giới có thể cho rằng các công trình trùng tu này như thể chúng tôi đang phá đi kiểu mẫu nguyên bản của các tháp cổ. Nhưng với vai trò là một Phật tử tại Myanmar, nhìn thấy các bức tường gạch củ nát, một mặt nào đó thiếu sự tôn kính với Đức Phật.
Những ngôi chùa, ông cho biết thêm, còn là nơi nhiều người hành hương đến cầu nguyện.
“Thế hệ Phật tử trẻ ở Myanmar tôn tạo lại chùa chiền để tỏ lòng tôn kính đối với những người lớn tuổi đã từng xây dựng những ngôi chùa này như sự thể hiện tâm tưởng của họ với Đức Phật”.
Công việc cải tạo không ngăn cản những khách hành hương, những người đến chùa sáng sớm mỗi ngày, lúc những đám mây còn bao quanh các ngôi tháp của hàng ngàn ngôi chùa trong sự tương phản với những ngọn đồi phía xa tắm mình trong ánh nắng bình minh.
Ngày càng nhiều du khách nước ngoài đến đây hàng năm, thường đi qua những công trình mới xây dựng để viếng thăm các công trình cổ kế đó.
Và mặc dù các công trình cải tạo gây tranh cải, Bagan vẫn được công nhận là Di sản Thế giới, Tim Curtis, người đứng đầu bộ phận văn hóa của văn phòng UNESCO tại Bangkok cho biết.
“Phần nhỏ các sự phục hồi sẽ không được những gì mà chúng tôi đề nghị”, ông cho AFP biết.
Nhưng điều đó cũng rất quan trọng để ghi nhận rằng Bagan - một trong địa danh dự kiến cho sự ghi nhận là di sản sống, ông nói.
“Những ngôi chùa là nơi diễn ra các nghi lễ. Đây không chỉ là địa điểm của di sản hay địa điểm của khảo cổ. Chúng là những ấn tượng văn hóa sống động”.
Bảo Thiên dịch (theo AFP)
Các tin tức khác
- Tiết chế lời nói ( 8/10/2013 12:11)
- Trong cái rủi có cái may ( 8/10/2013 12:07)
- Thông báo Lễ Quy Y ( 5/10/2013 12:44)
- Từ biển tâm tĩnh lặng ( 4/10/2013 11:49)
- Tinh thần phụng sự ( 4/10/2013 5:10)
- Dạy con từng lứa tuổi theo quan điểm Phật giáo ( 2/10/2013 10:45)
- Cách trang trí bàn thờ Phật và Lễ Phật như thế nào? ( 1/10/2013 11:39)
- Sự trói buộc của luyến ái ( 1/10/2013 10:01)
- Giữ của (30/09/2013 5:55)
- Điều hòa lục căn (30/09/2013 5:14)