Cô là nghệ sĩ rất thành công trong nghệ thuật sân khấu cải lương, cô đã đến với đạo Phật từ khi nào?
Trong gia đình của Mỹ Châu, bà ngoại là người mộ đạo, khi ông ngoại mất thì bà xuất gia theo hệ phái Khất sĩ, lúc đó tôi chưa đi hát. Tôi đi hát lúc 11 tuổi, đi với mẹ, cả gia đình tôi đều theo đạo Phật.
Quê của tôi ở Thủ Thừa, sau nhà có tịnh xá Ngọc Thặng. Tôi hay vào ngôi tịnh xá này vì ở kế bên. Sư ở tịnh xá đặt cho Mỹ Châu pháp danh là Mỹ Ngọc, chị của tôi pháp danh là Hồng Ngọc. Mỗi lần mẹ đi chùa hay dẫn hai chị em đi theo. Tịnh xá lúc đó nghèo lắm, bây giờ đã khang trang. Tôi rất kính đạo hạnh của các Sư cô ở tịnh xá Ngọc Thặng. Mẹ tôi thường dạy câu: “Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ hơn là đi tu.”
Tôi là nghệ sĩ rất bận rộn, lúc trước bận rộn hơn bây giờ vì giai đoạn đó là thời vàng son của cải lương. Từ sân khấu đến phòng thu, không có giờ nào rảnh rang. Từ 11 đến 14 tuổi không hề biết trong Sở thú có những gì. 7 giờ tối, tôi có mặt ở sân khấu, làm mặt hóa trang và hát; 12 giờ đêm về tới nhà ăn miếng súp, chạy vào hãng dĩa thu tới 6 giờ sáng, chạy về nhà ngủ 3 tiếng; 9 giờ sáng tập tuồng; 12 giờ trưa chạy về nhà ăn cơm; chạy vào hãng dĩa thu tới 7 giờ tối. Tôi không có giờ giấc nào trống.
Lúc đó tôi bệnh nhiều lắm, hàng đêm mình diễn rồi mình khóc. Tôi bệnh thần kinh bao tử rất nặng trong thời gian dài, tới năm 40 tuổi lập gia đình mới hết bệnh.
Năm 1995, sau chuyến lưu diễn 2 tháng ở châu Âu, tôi trở về dừng hoạt động trên phạm vi sân khấu, chỉ còn hoạt động trên phạm vi truyền hình hoặc thu tiếng. Mình làm trong hệ thống có chọn lọc, những gì khán giả yêu thích mình ngày xưa, yêu cầu thì mình cố gắng thực hiện lại phần nào để đáp lại tình thương của khán giả đã cho mình cái tên như ngày nay.
Cô đã trải nghiệm đời sống tâm linh hàng ngày như thế nào?
Ngày tôi còn bé, mẹ tụng kinh, tôi ngồi bên mẹ để nghe, lạy Phật rồi xuống tập tuồng. Mẹ có thời giờ lên lầu lạy Phật, tụng kinh; tôi bận rộn thu băng, dĩa nên không có thời gian.
Tôi sống thực tế, không chạy theo hình thức, sống chủ yếu ở tâm. Trước khi tôi bước ra sân khấu biểu diễn, ở hậu trường tôi đã quay lại xá 3 xá rồi mới bước ra hát. Khi hát xong, bất cứ đứng ở đâu, xoay vào hướng nào cố định, xá 3 xá cám ơn tổ nghiệp đã cho mình những giờ phút hát ở sân khấu trọn vẹn như thế. Tôi không đợi tới bàn thờ, thắp nhang, cái đó tôi gọi là hình thức, cái đó chỉ dành cho những ngày cúng giỗ, còn những lúc đột xuất hát hay chuẩn bị ra sân khấu, tôi hay khấn rồi xá 3 xá.
Sau này, khi cô Thanh Nga mất, tôi về đoàn cô Nga, mẹ cô là bà bầu Thơ, tôi thường gọi là mợ, mợ thương tôi lắm. Tôi về diễn lại những vở mà cô Thanh Nga đã diễn. Hôm đó mợ đi chùa, mợ nói: Con ơi hôm nay mợ đi chùa, đi với mợ nhé, mợ gọi thì mình phải đi. Tôi có tật không nhớ được địa chỉ nên không làm tài xế được. Tôi không lái xe được, có lẻ trí nhớ của tôi dành hết cho sân khấu; Tuồng thì học rất nhanh, thuộc làu làu mà đường hay địa điểm mình đến không nhớ được. Tôi không nhớ tên chùa, chỉ nhớ qua cầu chữ Y là tới. Trong giới cải lương đi chùa đó nhiều. Tất cả nghệ sĩ, những người có tâm theo đạo Phật, mợ hay kêu đi chùa đó, mỗi lần đi là nguyên cả ê-kíp của đoàn đều đi. Qua cuộc nói chuyện, thầy trụ trì hiểu được tôi là người có tâm với đạo Phật, gia đình tôi có người đi tu nên thầy đặt cho Châu pháp danh nữa là Huyền Trân.
Cô có thường ăn chay vào ngày rằm và mùng 1 không? Cô có cảm nhận gì về đời sống nội tâm khi cô chỉ dùng những món chay tịnh?
Các tin tức khác
- Tạo nhân duyên gì để hạt giống nghiệp xấu không trổ quả? ( 4/12/2020 7:55)
- Bốn nhân duyên tạo xứng đôi vợ chồng ( 4/12/2020 7:51)
- Bệnh giúp chúng ta nuôi dưỡng tâm khiêm hạ và biết đủ ( 3/12/2020 8:18)
- Cho ra, luôn nghĩ cho người ( 3/12/2020 8:11)
- Gom vào, chỉ biết nghĩ cho mình ( 3/12/2020 8:09)
- Đến và đi ( 2/12/2020 7:50)
- Cuộc đời chúng ta đau khổ bởi vì tính chất vô thường của mọi sự vật ( 2/12/2020 7:47)
- Lời Phật dạy cho người nóng tính ( 2/12/2020 6:23)
- Gương mặt phản ánh những gì đang diễn ra bên trong cơ thể bạn ( 1/12/2020 7:42)
- Sống theo lời Phật: Mạng sống vô thường (30/11/2020 8:24)