24/12/2020 7:40
Hạnh phúc bao giờ cũng có mặt trên con đường tu học, như Phật nói, "Con đường của ta tốt đẹp ở đoạn đầu, tốt đẹp ở đoạn giữa và tốt đẹp ở đoạn cuối." Hạnh phúc không phải chỉ có mặt ở giai đoạn cuối của con đường tu tập mà thôi. Con đường tu học của ta là một con đường hay đẹp, ta có thể bắt đầu bất cứ khi nào, và bất cứ ở đâu.
Trong kinh Tương Ưng có lần Phật nói, "Này các thầy, ví như có ai đến nói với một người rằng, 'Này bạn, vào buổi sáng bạn hãy đâm một trăm cây thương vào thân mình, vào buổi trưa bạn sẽ đâm một trăm cây thương, vào buổi chiều bạn sẽ đâm một trăm cây thương nữa... sau một trăm năm bạn sẽ giác ngộ được Tứ Diệu Đế.' Này các thầy, một người hiểu biết có thể nào chấp nhận điều ấy chăng? Này các thầy, tôi không bao giờ nói rằng nhờ khổ và ưu mà Tứ Diệu Đế được chứng ngộ. Nhưng này các thầy, tôi dạy rằng nhờ lạc và hỷ mà Tứ Diệu Đế được chứng ngộ!"
Có người nghĩ rằng, trên con đường tu học chúng ta phải nỗ lực và khổ cực bây giờ để ngày mai được giải thoát. Việc ấy có lẽ chỉ đúng được phần nào mà thôi. Lẽ dĩ nhiên, sự tu tập đòi hỏi một sự tinh cần, nhưng không có nghĩa là ta phải chịu khổ đau hoặc trốn tránh cuộc đời. Vì thật ra, sự tinh cần ấy chính là sự buông bỏ thái độ buông lung, tìm cầu của mình, để quay trở về sống trọn vẹn trong giờ phút hiện tại, chứ không phải là một nỗ lực nào khác.
Và đó cũng là ý nghĩa của thiết thực hiện tại, một con đường tốt đẹp.
Duy Nhiên
Các tin tức khác
- Thiết thực hiện tại (24/12/2020 6:19)
- Bình thản (23/12/2020 6:14)
- 'Trời kêu ai thì nấy dạ' trong cái nhìn Phật pháp (23/12/2020 6:11)
- Câu chuyện Thiền sư và tên trộm (23/12/2020 6:08)
- Có khổ nhưng không có người khổ (22/12/2020 6:22)
- Sức mạnh của từ bi và trí tuệ (22/12/2020 6:19)
- Trí huệ Ba la mật là gì? (22/12/2020 6:17)
- Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lập giải thưởng khoa học toàn cầu lên đến 4,5 triệu USD (21/12/2020 8:18)
- Địa ngục trần gian và nỗi khổ con người (21/12/2020 8:09)
- Mỗi người có trách nhiệm với sức khỏe của mình (21/12/2020 8:07)