Nước Việt Nam về đời Hồng Bàng (2897-258 Tr công nguyên) gọi là nước Văn Lang.
Ðến đời Thục Phán An Dương Vương (257-207 Tr công nguyên) gọi là Âu Lạc
Từ triều đại nhà Tần bên Trung Hoa, (246-206 Tr công nguyên) nước ta chỉ được gọi là Tượng Quận.
Sau nhà Hán (202 Tr công nguyên - 220 sau công nguyên) có 3 Châu, gọi là Giao Chỉ hay Giao Châu, Châu Cửu Chân và Châu Nhật Nam.
Ðến đời nhà Ðông Hán 3 Châu trên thống nhất lại gọi là Giao Châu.
Ðời nhà Ðường (618-907) gọi là An Nam đô hộ phủ.
Năm 968, Ðinh Bộ Lĩnh dẹp lọan 12 sứ quân, xưng đế lên ngôi lấy hiệu là Ðinh Tiên Hòang, đóng đô ở Hoa Lư (Tràng An, Ninh Bình ngày nay). Ðất nước lúc bấy giờ hùng mạnh, được tự chủ, nhà Vua đặt quốc hiệu là Ðại Cồ Việt (968-980).
Ðến đời nhà Lý, vua Lý Thánh Tông, đặt tên nước là Ðại Việt, một nước Việt lớn mạnh, độc lập tự chủ chớ không phải nước Việt Thường ở biên cương của Trung Hoa
Ðến đời vua Gia Long, sau khi thống nhất sơn hà, đặt quốc hiệu là Việt Nam. người dân Việt hùng mạnh độc lập tự chủ ở phương Nam.
Ở vào thời đại Hồ Chí Minh, đất nước văn minh tiến bộ, nhưng luôn luôn phải chống giặc ngooại xâm Pháp, Nhựt rồi Mỹ cho đến ngày 30.04.1975 mang lại hòa bình, thống nhất đất nước. Ðây là lần thống nhất trọn vẹn lãnh thổ, cương giới lục địa, bờ biển, biển khơi rõ ràng, đặt tên nước là Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Theo các nhà nhân chủng học người Pháp, khi đến Việt Nam nghiên cứu từng giống dân trên địa cầu thì người Việt Nam và người Thái là những di dân tìm cuộc sống xuất xứ từ cao nguyên Tây Tạng. Người Việt Nam thì men theo đồng bằng sông Hồng Hà ra biển khơi, xuống phía Ðông Nam, lập ra đất nước Việt Nam. còn người Thái thì đi sâu vào đại lục lập ra các nước Siam, Campuchia, Laos, Phù Nam…
Người Việt nam xưa có 2 ngón chân cái giao lại với nhau, cho nên những cư dân ở phương Bắc gọi cư dân ở phương Nam (nước ta) là người Giao chỉ (người có hai bàn chân bẹt ra và hai ngón chân cái giao chập vào nhau).
Từ nay chúng ta biết được người Việt Nam không phải là giống dân Tam miêu theo quan niệm người Tàu. Như sách Việt Nam sử yếu của Trần Trọng Kim đã dẫn, người Việt Nam là giống người có nguồn gốc đạo đức thiêng liêng cổ kính và huyền bí, tức là có đạo đức thóat trần, thông minh siêu phóng, ham thích thoát ly thế gian vững vàng từ trên nóc nhà thế giới (dòng giống Tibet).
Năm 1960, Ðức Tôn sư Hòa thượng thượng Thiện hạ Phước, cứ mỗi lần giảng đạo, thì thường cân nhắc về dòng giống Lạc Hồng, dòng giống Tiên Rồng, giống nòi Bàn cổ. Thật vậy, chúng tôi được tận mắt nhìn Ông Năm Gò Thâm, tức cụ Trưởng lão Thích Từ Quang, Ông Tư Hùng Dũng, một ít vị ở Tân trụ, Long an, người Phật Giáo Tứ Aân và một số vị nữa tu tại đỉnh thiêng Non Bồng có hai ngón chân cái “bẹt công vào” và giao nhau. Khi bước đi lúc nào cũng gần như đụng vào nhau, đi rất vững vàng, xem như là họ có võ nghệ cao cường lắm, mà that ra thì họ không có võ nghệ chi cả.
Ðức Tôn sư thường gọi những người nầy là thuộc dòng giống Lạc Hồng còn sót lại (như chim Lạc luôn bay xa về phương Nam tìm môi sinh, và định cư tại đồng bằng sông Hồng, tức là người xưa của Việt Nam ta là như vậy). Dòng giống con Rồng con Tiên, Tiên thì lên núi, Rồng thì xuống biển là thủy tổ của người Việt Nam và đó là điểm đặc thù của Việt Nam, có một không hai trên hành tinh trái đất. Từ đó mà chúng ta biết người Việt Nam không phải là dòng dõi xuất phát từ Trung Hoa, cái gen của Người Việt Nam, đã muôn đời không phải bị đồng hóa bởi người Trung Hoa, dù đã nhiều lần bị các dân tộc lớn của Trung Hoa, như Hán, Mông Cổ, Mãn Thanh đô hộ suốt 1000 năm lịch sử, mà cái gen của người Việt Nam là gen truyền thống Phật giáo, gem của vấn đề tâm linh, thật phù hợp với đạo tự giác tự ngộ của Ðức Phật Thích Ca.
Người Việt Nam luôn có đạo đức riêng của người Việt Nam, chỉ trừ sự tiếp cận tiếp thu nền văn minh của đại lục Hoa Ấn thì lúc bấy giờ có tiếp thu nền đạo đức của Tây trước hay Thiên trước, tức là Ðạo Phật. Do đó mà các sử gia Phật giáo như: Ngài Mật Thể, Mãn Giác, Nguyễn Lang, Vân Thanh, Duy Lực đều nói “Phật giáo du nhập Việt Nam tại Trung Tâm Luy Lâu vừa là kinh đô tự chủ, vừa là kinh đô Phật giáo. Phật giáo từ Tây trước mà trực tuyến truyền sang Luy Lâu, chớ không phải truyền sang Trung hoa rồi mới đến Việt Nam là vậy…”
Việc của ngài Ma Ha Kỳ Vực, Khưu Ðà La đưa Ðạo Phật vào Việt Nam chỉ là thời gian sau công nguyên (năm 188). Sách Tôn giáo và Lịch sử văn minh nhân lọai (trang 12) nhận định thật phóng khóang “Ðạo Phật du nhập Việt Nam năm 240 trước công nguyên, hoặc có thể Ðạo Phật du nhập Việt Nam vào đời vua Hùng Vương thứ 3 (trước công nguyên 2879-258). Câu chuyện Ðồng Tử, Tiên Dung con gái thứ 3 của vua Hùng gặp Nhà Sư và biết đến việc quy y Ðạo Phật, đã làm cho chúng ta suy niệm đến sự có mặt của Phật giáo thời bay giờ là tiền đề Phật giáo đồng hành cùng dân tộc Việt Nam thời tiền sử.
Sách “Tôn giáo và văn minh nhân lọai” có nhắc đến việc các nhà truyền giáo Phật giáo, các vị được sự tín ngưỡng của những nhà làm thương buôn, cóc vị hộ trì, độ hộ cho họ được tai qua nạn khỏi theo tâm nguyện, để được:
Băng đồng giao lưu mua bán từ đông bán cầu sang Tây trước và xa hơn nữa, mua bán tơ lụa, hàng hóa nhu yếu, sư giao lưu mua bán rất phồn thịnh. Một con đường khác nữa là đường Hồ tiêu (đường biển, ngày xưa thương buôn tải hồ tiêu bằng đường biển). Biển sâu, sóng to, mưa bão, mà đường thì xa xôi nguy hiểm, nên các vị thường xuyên thỉnh Sư đi theo tổ chức lễ cầu nguyện đi đường xa tai qua nạn khỏi, mua mai bán đắc, không gặp trộn cướp…nay là phương tiện hành đạo của các Sư ở Tây trước truyền giáo về phương Ðông, rồi Ðông Nam, trên đồng bằng sông Hồng của Việt Nam.
Cho thấy ngay từ đầu về tình cảm tín ngưỡng của con người Việt nam đến với Phật giáo luôn đầy thiện cảm, sự giao lưu của người Phật giáo đến với mọi người là điềm lành, điều thánh thiện, họ biết nghe lời các Sư lánh xa đường ác, không tưởng ác, không nghi ác, không làm điều ác, giúp cho mọi người sở cầu như ý nguyện, chính là tiền đề tạo nên một môi trường an lạc an sinh, tạo cho mọi người được an cư lạc nghiệp.
Sự giao lưu của Phật giáo, giáo lý Phật giáo, con người Phật giáo trải suốt trên hai nghìn năm mà bản sắc thoát tục, siêu thoát những khổ đau phiền não, siêu phóng niết bàn, Cực lạc Tây phương không hề thay đổi.
HT. Thích Giác Quang