Các nhà vật lý thiên văn đã đặt ra một giả thiết, theo đó hệ Mặt trời sẽ đối mặt với cơn "mưa thiên thạch" sau mỗi 26-30 triệu năm, dẫn đến các vụ đại tuyệt chủng theo chu kỳ. Hệ Mặt trời, trong đó có Trái đất, di chuyển qua một mặt phẳng "đông đúc" giữa dải Ngân hà mỗi 30 triệu năm.
Lúc này, các cơn mưa thiên thạch có thể xảy ra và gây va chạm "khủng" với Trái đất. Các va chạm này sẽ tạo ra điều kiện cực đoan đe dọa sự sống như là bóng tối bao phủ, lạnh lẽo, cháy rừng, mưa axit và suy giảm tầng ozone.
Thật ra từ lâu, 3 trong số các vụ tuyệt chủng đã được xác định diễn ra cùng thời điểm với 3 vụ va chạm thiên thạch lớn trong vòng 250 triệu năm qua. Điều khiến các nhà khoa học bất ngờ chính là phát hiện ra một nguyên nhân khả dĩ khác ngoài thiên thạch: phun trào núi lửa khổng lồ.
Cả 8 vụ đại tuyệt chủng trên cạn và dưới nước trùng khớp với các đợt phun trào này. Chúng cũng có thể tạo ra điều kiện khắc nghiệt cho sự sống, bao gồm các đợt lạnh dữ dội, mưa axit, hủy hoại tầng ozone, phóng xạ và về sau là hiệu ứng nhà kính, tăng độ axit và giảm nồng độ oxy trong nước biển.
Nguồn: Báo Tuổi Trẻ