Những việc làm ý nghĩa khi vào chùa
- Nguyện giữ 5 điều đạo đức (ngũ giới), tự mình sẽ cố ý tránh xa việc sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, dùng chất kích thích để đem lại an toàn cho mình và mọi người xung quanh.
- Tụng kinh: Kinh dạy sự yêu thương, chia sẻ, nhường nhịn, dạy những chân lý cuộc đời cần thẩm định, dạy sự thay đổi chính mình để đời này đẹp hơn, dạy sự buông bỏ những dính mắc, phiền lụy, dạy sự an vui trong hiện tại bằng lòng biết đủ...
- Tu tập thiền: Các thời tu tập như niệm Phật, ngồi thiền, thiền hành là để lắng tâm, để cột cái tâm "con khỉ" của mình vào hiện tại, không bất an, sợ hãi hay nghĩ về quá khứ, tương lai. Dần dần người hành thiền với tâm an ổn sẽ bước vào quá trình thanh tịnh tâm bằng cách tự mình quán chiếu với trí tuệ. Người thực hành thiền tuệ sẽ tự mình chuyển hóa nội tâm hướng đến cuộc sống an lạc và hài hòa; nhờ vậy họ sẽ góp phần xây dựng đời sống xã hội trở nên lành mạnh, an bình và thịnh vượng hơn.
- Nghe giảng pháp: để hiểu, và để được định hướng cuộc sống giữa biển đời đang quá nhiều hỗn loạn như hiện nay.
- Hồi hướng chia phước: Đây là hành động xuất phát từ việc hiểu biết Nhân - Quả, khi việc thiện mình làm được mình và người khác hoan hỷ thì điều thiện đó sẽ có năng lực lan tỏa, truyền xa rộng.
Đi chùa không để biến Phật thành ông thần cầu gì được đó, không để an ổn nhất thời hay theo xu hướng đám đông, không xin xỏ hay hối lộ...
Đi chùa để giác ngộ
Dù người xuất gia hay cư sĩ đều đến chùa để tu. Có người đến chùa tu luôn, không về nữa, vì tu là để thay đổi, hoàn thiện tâm hồn và con người mình. Đồng thời, việc tu còn giúp ta thoát khỏi đau khổ, nâng công đức mình lên từ phàm phu thành bậc Thánh (đắc đạo).
Vậy nên, càng nhiều người đến chùa tu, ta càng mừng, càng quý mến và đón tiếp ân cần.
Vì sao ta phải tu? Sao không tu ở chỗ khác mà phải đến chùa?
Chúng ta ai cũng phải tu vì hai điều:
1. Ta còn khổ đau và ta biết mình là người chưa tốt.
2. Nếu không tu ở chùa thì ta không thể tiến tu được, vì bên ngoài xã hội, ai cũng giống ai nên khó mà nâng nhau đi lên. Ở chùa có kinh sách, có chư Tăng Ni - những người đã dành cả cuộc đời để tu hành nên có kinh nghiệm tu tập.
Đến chùa mà biết tôn kính, nương nhờ các vị Tăng Ni, ta sẽ được hướng dẫn đường lối tu tập đúng đắn, thấy được sự thay đổi rõ rệt của bản thân qua từng ngày. Dấu hiệu cho thấy ta đang tu đúng là tâm ta đã bớt lo lắng, bớt loạn động, thay vào đó là sự an vui.
Chúng ta khi còn trẻ thường nghĩ rằng tiền bạc, danh vọng mới thật sự là quan trọng và đem lại hạnh phúc. Nhưng càng lớn lên, trải qua nhiều chuyện, chúng ta mới ngộ ra là tâm an vui mới thật sự là cuộc sống hạnh phúc, những thứ khác chỉ là phù du.
Tâm an vui được hiểu đơn giản là không thù oán, không ghét, không hại ai. Thêm nữa, lúc nào cũng suy nghĩ để giúp người khác. Người giúp người những lúc không may còn gì hạnh phúc bằng, nhưng đây là trong cuộc sống. Trong đạo, cái an vui nó lớn và sâu sắc hơn nhiều. Nhờ đó, ta nghiệm ra một điều là giữa thế gian đầy khổ đau này, giá trị của hạnh phúc nằm ở nơi nội tâm ta chứ không phải ở vật chất hay danh vọng.
Theo Ghpgvn
Các tin tức khác
- Mục đích, ý nghĩa và giá trị của cuộc sống ( 8/05/2021 12:40)
- Phước vô hình nhưng che chở mình ( 7/05/2021 1:18)
- Tâm mình đặt trọn vào rửa bát, chính mình được gột rửa ( 7/05/2021 1:15)
- Cốt lõi tinh thần hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam qua thời đại lịch sử ( 7/05/2021 11:54)
- Tôi học Phật: “4 lời nguyện rộng lớn” ( 7/05/2021 11:52)
- Sắp xếp cuộc sống vẹn toàn ( 6/05/2021 12:55)
- Hiện tại: Giây phút nhiệm màu ( 6/05/2021 12:54)
- Tại sao cần phải thờ cúng người đã khuất? ( 5/05/2021 11:57)
- Người niệm Phật nên cầu điều gì? ( 5/05/2021 11:54)
- Hạnh Bồ-tát theo kinh Hoa Nghiêm ( 5/05/2021 11:52)