Tôi nhận thấy bài đó hay, lấy làm thích thú, luôn nhớ và đem ứng dụng tu hành. Nghĩ lại, từ năm 1946 tôi lập Liên Hải Phật Học đường, các Phật Học viện, thành lập chùa, ra làm việc cho Giáo hội như: Trưởng ban Giáo dục, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Tăng sự, rồi Viện trưởng Phật học viện Huệ Nghiêm… nhưng làm việc mà không bị ràng buộc.
Lúc làm Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Tăng sự, đã 4 tháng mà tôi vẫn chưa mở văn phòng. Mấy thầy thấy vậy thắc mắc hỏi thăm, riêng tôi lại nghĩ hễ lập thì bị kẹt phải vào ở đó. Về sau, tôi đích thân xuống thỉnh HT.Thích Từ Nhơn giữ chức Phó Tổng vụ Tăng sự và đặt sẵn văn phòng tại chùa Ấn Quang. Thế là tôi mở văn phòng từ đó, nhưng chỉ đứng ở ngoài để lo tinh thần mà giảng kinh cho mấy huynh đệ học.
Tôi không phải mong cầu những cái lợi như người đời thường nghĩ, chỉ luôn luôn cầu công đức. Cái lợi của người tu chính là thiện căn công đức, đâu phải là tiền bạc vật chất. Mấy huynh đệ phải nhớ mình ở chỗ nào nơi nào cũng phải gây tạo thiện căn công đức, đừng chạy theo những vật chất bên ngoài.
Lúc giữ chức Tổng Vụ trưởng Tổng Vụ Tăng sự tất cả là 10 năm. Trong thời gian đó hễ thầy nào muốn du học qua Hồng Kông..., hễ đến tôi thì tôi ký. Mà phải trực tiếp đến mới được, nếu qua trung gian thì người khác sẽ nghĩ mình làm việc có điều không tốt, chẳng hạn như vì tiền. Tôi chỉ nghĩ, phải trợ giúp cho mấy thầy được thuận duyên tu học, làm được việc này cũng chính là vun bồi căn lành công đức cho mình, không bao giờ dính đến tiền bạc.
Điều thứ hai: Tôi luôn làm theo khẩu hiệu ngầm của riêng mình: Những việc đúng pháp, về mặt tinh thần hoặc vật chất thì “Không cầu cũng không từ”. Đây là khẩu hiệu để tôi lập thân, nghĩa là “Không tìm cầu cũng không từ chối”. Chẳng hạn, nếu có duyên cất chùa, mà cái duyên đó nó tự đến, nhận thấy đáng thì không từ chối. Cho đến tứ sự cúng dường cũng vậy, những vật gì không dùng, nhưng cũng không từ chối. Mình không sử dụng thì chuyển đến người khác, cho đại chúng dùng. Lúc trùng tu chùa Vạn Đức cũng vậy, tôi không cho đi quyên góp, ai hay biết thì đến cúng dường, còn “tìm cầu” thì nhất định không.
Ngoài ra, nếu làm việc gì, dù có cái lợi lớn trước mắt nhưng khi làm có cái hại xen vô trong hiện tại hoặc tương lai thì tôi quyết không làm, không tham dự. Ví dụ như: danh vị, tiền bạc, lời khen tặng… Nếu được lợi thì phải xem có cái hại hay không, nếu có phải tránh xa, thấy hại mà vẫn chạy vô thì bị nghiệp dẫn.
Tôi thấy việc tu hành đã trải qua mấy mươi năm, nhờ ứng dụng hai điều trên nên không bị tổn thất chịu cái hại lớn, mà lại thấy việc nhẹ nhàng thảnh thơi. Tuy vẫn có sự lo lắng cực nhọc, nhưng ít thôi, còn kết quả cũng khá nhiều.
Ở đây tôi đã nói tận đáy lòng, mấy huynh đệ thấy đúng lý thì nên bắt chước làm theo, để sự tu hành không bị vướng kẹt, thiện căn công đức luôn được tăng trưởng. Đó là điều tôi luôn mong muốn ở nơi tất cả mấy huynh đệ!
Vài nét về cố đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh
HT Thích Trí Thịnh (thượng Trí hạ Tịnh; 1917 – 2014), thế danh Nguyễn Văn Bình, húy Nhựt Bình, tự Trí Tịnh, pháp danh Thiện Chánh, pháp hiệu Hân Tịnh; là một nhà sư thuộc dòng Lâm Tế gia phổ đời thứ 41 tại Việt Nam. Ngài là một cao tăng Việt Nam đã có công lớn đóng góp phiên dịch toàn bộ Đại Tạng Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa vốn là dựa vào bản Kinh Diệu Pháp Liên Hoa bằng tiếng Sankrit của Cưu Ma La Thập, đồng thời ông cũng nổi tiếng qua việc truyền bá và phát triển pháp môn Tịnh Độ tại Việt Nam và được hàng tín đồ tôn xưng là Sơ tổ của Tông Tịnh Độ Việt Nam.
Ngài là thầy của nhiều chư tôn đức như: Trưởng lão Thích Từ Thông, Trưởng lão Thích Viên Giác, Trưởng lão Thích Tắc An, Trưởng lão Thích Huyền Vi, Trưởng lão Thích Hoàn Quan, Trưởng lão Thích Thanh Từ, Trưởng lão Thích Nhất Hạnh... Hoà thượng Thích Trí Minh, Tòa thượng Thích Minh Cảnh, Tòa thượng Thích Trí Quảng,...
Ngài sinh năm 1917 và thu thần viên tịch vào lúc 9 giờ 15 phút ngày 28-3-2014 (nhằm ngày 28-2 năm Giáp Ngọ) tại chùa Vạn Đức, số 502 đường Tô Ngọc Vân, phường Tam Phú, quận Thủ Đức (nay là TP Thủ Đức), TP Hồ Chí Minh.
Ngài trụ thế: 98 năm, Hạ lạp: 69 năm.
Các tác phẩm Hòa thượng để lại cho đời
Mặc dù bận rộn nhiều công việc cho Giáo hội, Hòa thượng Thích Trí Thịnh vẫn dành thời gian để dịch kinh và giảng kinh. Những tác phẩm Hòa thượng đã biên soạn, phiên dịch và phổ biến như:
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa: trọn bộ 7 quyển
Kinh Hoa Nghiêm: 80 quyển
KínhKinh Đại Bát Niết Bàn: 40 quyển
Kinh Đại Bát Nhã: 27 quyển
Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật: 1 quyển
Kinh Đại Bảo Tích + Đại Tập: 120 quyển
Kinh Phổ Hiền hạnh nguyện: 1 quyển
Kinh Địa Tạng bổn nguyện: 3 quyển
Kinh Tam Bảo: 01 quyển
Tỳ kheo giới bổn: 01 quyển
Bồ Tát giới bổn: 01 quyển
Kinh Pháp Hoa cương yếu: Tóm tắt
Kinh Pháp Hoa thông nghĩa: Tóm tắt
Cực Lạc liên hữu tập: 01 quyển
Đường về Cực Lạc: Trọn bộ
Ngộ tánh luận: 01 quyển, v.v...