Người khôn ngoan, khi có công trạng liền rút lui ẩn dật để bảo toàn tánh mạng.Thế gian chỉ biết đối phó sự đố kỵ mà không biết nhìn lại hạt giống đố kỵ trong tâm mình. Đố kỵ là một trong những hạt giống xấu tiêm ẩn nơi mọi chúng sanh. Tâm đố kỵ ít khi hành động vị tha vô điều kiện. Đố kỵ là bản chất tham lam, muốn mọi thứ tốt đẹp trong xã hội, kể cả quyền lực đều nằm trong tay mình, đã như vậy thì không muốn ai hơn mình. Tâm đố kỵ làm chủ thì tính ngã mạn luôn dẫn đầu mọi ý nghĩ và hành động.
Với một Phật tử muốn tiến tu đạo nghiệp, để không bị tâm đố kỵ dẫn dắt, phải thường xuyến quán chiếu nội tâm, phát triển lòng từ bi đến mọi loài mọi vật.Tùy thuận và tùy hỷ trước mọi việc làm tốt đẹp của người khác cũng giúp làm tiêu mòn tâm đố kỵ, đồng thời phước báu thêm phát sanh. Khi xét thấy tâm đố kỵ mạnh mẽ, thường xuyên phải sám hối tha thiết, hãy tự nhắc nhở và nguyện dứt trừ tâm xấu ác đó. Đừng tự so sánh mình, gia đình mình hay cái gì của mình với những ưu điểm của ngươi khác, mà phải sanh tâm hoan hỷ những gì người khác có được. Luôn có tâm hào phóng rộng rãi, tùy khả năng khi bất cứ ai cần giúp. Dĩ nhiên giao du với người nhỏ nhen thiếu rộng lượng cũng ảnh tưởng tâm tánh của ta. Những ai chỉ biết hưởng thụ, lạm dụng người khác là biết đó không thể có tâm hy sinh, mình không đủ khả năng cảm hóa họ thì nên tránh xa.
Không phải ai đến chùa, ai mang danh là phật tử đều có tâm hoan hỷ, khiêm hạ, hy sinh vì mọi người. Một người có đời sống mẫu mực nhưng luôn phê phán chỉ trích người khác cũng còn ẩn chứa lòng đố kỵ, người Phật tử không nên có. Thấy ai đưa ra một ý kiến trái nghịch với mình, liền chống đối chụp mũ là kẻ phá đạo.Nếu có tâm từ bi, hoan hỷ thì không thể xem ý kiến của mình là đúng; ai cũng có quyền nêu ý kiến riêng, không thể bắt người khác phải giống ý của mình. Đó là nguyên nhân gây ra xung đột. Chúng sanh đa tính thì trình độ ắt phải khác nhau.