Ngu mà không biết mình ngu, nên cái ngu trở thành đời sống của nguời ngu. Nếu nguời ngu mà tự biết mình ngu, thì tự nó đã tiến bộ lâu rồi. Ở trong đời không ai ua sống với nguời ngu, có nguời còn phát biểu mạnh mẽ rằng: “Thà xách dép cho nguời trí, còn hơn làm thầy nguời ngu”. Nhung, thử hỏi ở trong đời ai là nguời không ngu? Ta không hề biết rằng, ta đến đây từ đâu và sau khi chết từ đây ta lại đi về đâu? Truớc khi chua sinh ta cũng không biết mặt mũi ta là gì? Một trăm năm sau, ta cũng không biết mặt mũi ta là gì? Hiện tại ta đang sống, ta cũng không biết mặt mũi ta là gì, thì làm sao gọi là nguời có hiểu biết?
Đừng nghĩ rằng, hiện tại ta đang biết mặt mũi ta. Ta chỉ biết mặt mũi ta qua tấm hình hay soi gucmg để thấy mặt mũi ta trong tấm guơng. Tất cả những cái biết mặt mũi của ta qua hình ảnh hay qua tấm guơng nhu vậy, chỉ là cái biết về mặt mũi hu ảo, chứ không phải là cái biết về mặt mũi chân thật. Hu ảo mà tuởng là thật, ấy là cái ngu lại trùm lên thêm một cái ngu nữa vậy! Nên, gọi là biết mà ngu!
Không phải ngu là khổ mà biết cũng khổ. Cái biết từ nơi cái ngu mà biểu hiện, mới là cái ngu thật sự. Cái hiểu biết nửa vời làm dẫn sinh cho ta đời sống khổ đau hơn là cái ngu hẳn. Ngu hẳn, cái khổ sinh khởi từ cái ngu ấy là cái khổ bản năng, nên đối tuợng thọ khổ mà không thấy mình khổ chi cả. Nhu chú chó ăn phần, nhu trâu bò ăn cỏ, nhu cọp beo ăn thịt sống, miệng nó rất hôi thối mà chúng chẳng thấy hôi thối gì cả. Không những vậy, chúng còn thích thú với cách sống ấy nữa chứ!
Sự hiểu biết nửa vời, thuờng dẫn đến lời nói và những hành xử cục bộ. Hành xử cục bộ là hành xử không đến nơi đến chốn, mà tự cho mình là số một, là duy nhất. Lời nói nửa vời là lời nói chỉ nhắm tới lợi mình, mà không hề biết gì lợi ích của nguời khác. Hành xử nửa vời là hành xử chỉ nhắm đến lợi mình, mà không biết gì đến lợi ích của những nguời khác. Cái biết nhu vậy, liền biến mình trở thành nguời ngu hơn cả những nguời ngu bình thuờng.
Người ngu bình thường, ít ai tự vẫn, mà tự vẫn thường xảy ra cho những người có cái biết không bình thường.
Nếu ta có sự hiểu biết mà không hiểu biết thấu đáo về nhân duyên, nhân quả của ta và của mọi người, đều là cái biết nửa vời. Cái biết ấy hại ta không phải một đời mà nhiều đời và cái biết ấy không phải hại một người mà hại rất nhiều người, chúng không những dẫn đến tai hại cho nhiều người trong một đời mà còn nhiều đời.
Nên, cái ngu theo bản năng ít gây thiệt hại cho nhiều người và muôn vật hơn cái ngu nửa vời vậy!
Thích Thái Hòa