Kết luận trên được đưa ra trong nghiên cứu chung do 18 trường đại học và viện nghiên cứu tại Nhật Bản cùng 6 nước khác vừa tiến hành, cho thấy xu hướng đáng quan ngại của tình trạng ô nhiễm nhựa đối với hệ động vật biển.
Nghiên cứu phân tích loại dầu tiết ra từ tuyến lông ngay trên đuôi của 145 con chim biển thuộc 32 loài, sinh sống ở 16 địa điểm khác nhau trên toàn thế giới. Kết quả là 76/145 con chim, chiếm 52%, có chứa phụ gia nhựa trong cơ thể.
Theo các nhà nghiên cứu, những chất phụ gia được tìm thấy trong chim biển gồm 2 chất chống cháy và 6 chất ổn định để ngăn nhựa không bị biến chất do tia cực tím.
Ước tính, khoảng 30% số lượng chim biển trong nghiên cứu ăn phải nhựa trực tiếp, trong khi số còn lại nuốt phải nhựa trong quá trình ăn, uống. Giáo sư Hideshige Takada thuộc Đại học Công nghệ và nông nghiệp Tokyo tham gia nghiên cứu này khẳng định, ngày càng có nhiều chim biển nuốt phải phụ gia nhựa.
Nhiều loại sinh vật biển, đặc biệt là rùa, ăn phải rác thải nhựa. (Ảnh: The india Times)
Các chuyên gia khuyến cáo, con người cần nhanh chóng chuyển sang sử dụng những chất phụ gia có độc tính thấp, không tích tụ trong cơ thể của các sinh vật sống.
Các tin tức khác
- Nghe kinh thấy Phật đản sinh ở lòng (18/10/2021 1:20)
- Sống giây phút hiện tại (17/10/2021 1:23)
- Như lý tác ý (17/10/2021 1:22)
- Hoa sen chín phẩm (16/10/2021 1:23)
- Đối diện với sự chết và lâm chung (16/10/2021 1:20)
- Nuôi dưỡng Phật tánh (16/10/2021 1:17)
- Hạnh lắng nghe (15/10/2021 1:33)
- Hạt giống của Chánh Ngữ (14/10/2021 1:09)
- Học cách khoan dung, giúp cuộc sống bạn rời xa phiền não (14/10/2021 1:07)
- Giận nhiều bản thân mình sẽ khổ nhiều (14/10/2021 1:00)