Chăm sóc tâm

31/10/2021 1:23
Lúc đang mạnh khỏe, chúng ta những tưởng mình là bất tử, nên việc chăm sóc đời sống nội tâm chưa phải là vấn đề cần thiết lắm. Khi bệnh, chúng ta mới cảm nhận được cảm giác chơi vơi, trống vắng và sợ hãi. Khi ấy, chúng ta mới nhận ra rằng cái mình thật sự thiếu là một tinh thần vững chãi, một nội tâm kiên định để có thể vững vàng trong những tình huống như vậy. Từ đó, chúng ta học được cách chăm sóc tâm mình.

Thật ra, nhu cầu chăm sóc tâm thức cần được thực hiện thường xuyên chứ không đợi đến khi bệnh, vì nó cần thiết hơn cả việc chăm sóc thân thể. Thế nhưng, thông thường, chúng ta ít để ý đến nhu cầu này nên chưa nhận ra. Do vậy, nhiều người sau khi bị bệnh, thường quay về với đời sống tâm linh nhiều hơn. Đối với bản thân tôi cũng vậy, bệnh lần đầu tiên, buồn và nản lắm. Sau đó, thấy tinh thần mình bạc nhược. Như vậy là không được. Khi bệnh mình bất an thì những người thân thêm lo lắng chứ chẳng được gì. Rồi bệnh lần sau, tôi biết cách làm cho mình cảm thấy khá hơn và bây giờ, khi mang trong người căn bệnh mãn tính, tôi học được cách sống chung với bệnh và rút ra được nhiều kinh nghiệm trong quá trình ‘chung sống’ này để cuộc sống dễ chịu hơn.

Một điều có tính quy luật tôi rút ra được là lúc nào tâm tôi bình an và ít dao động, tôi có cảm giác ít đau đớn hơn. Nghĩa là, thân bệnh thì thân ‘đau’, nhưng không vì thân đau mà tâm phải ‘khổ’. Thật ra, khi thân đau, cũng chỉ có một vài bộ phận ở một vài khu vực đau mà thôi. Sự thổi phồng nỗi đau ra toàn thân và lan đến cả tâm là một căn ‘bệnh’ khác nan giải hơn cả bệnh lâm sàng mình đang mắc phải. Khi nào chúng ta để cái khổ của tâm gắn với cái đau của thân, cái đau khổ ấy thống thiết và nhức nhối vô cùng.


St


Các tin tức khác

Back to top