Cách để quản lý kinh tế gia đình hiệu quả nhất

9/05/2022 11:52
Đức Phật dạy nguyên nhân của việc phung phí tiền bạc có thể nằm ở sự đam mê tửu sắc, cờ bạc, giao du với bạn xấu và thói lười biếng. Trong đó, lười biếng có liên quan trực tiếp đến việc gây dựng tài sản. Khi tài sản mới chưa gây dựng được, tất nhiên tài sản cũ sẽ bị tiêu hao.
Khi vấn đề tài chính không được đảm bảo, tiền nong trở thành gánh nặng, sẽ rất khó để phát triển gia đình một cách hưng thịnh như mong muốn.
 
Qua đó có thể thấy được tầm quan trọng của việc quản lý kinh tế gia đình hiệu quả. Và để làm được điều đó, Đức Phật đã dạy rằng, mỗi cá nhân nên chia số tiền mình kiếm được thành bốn phần. 
 
Cụ thể như sau:
 
- Phần thứ nhất dành để chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày: Bao gồm nhu cầu ăn uống, nhà cửa, tiêu dùng, các mối quan hệ xã hội...
 
- Hai phần tiếp theo sẽ dành để đầu tư sinh lời, nguồn tiền phải luôn luân chuyển, giúp cho tiền đẻ ra tiền, chứ không phải là "tiền chết", bảo đảm một tương lai lâu dài cho chính những thành viên trong gia đình đó.
 
- Phần cuối cùng, là số tiền để tiết kiệm đề phòng bất trắc hoặc tình huống khẩn cấp như ốm đau bệnh tật, lo liệu việc bất ngờ… nếu không có chuyện cần kíp, nhất định không được mang ra tiêu.
 
Theo Đức Phật, chỉ cần 1/4 số tiền kiếm được, con người đã có một cuộc sống tạm ổn, đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của cuộc sống như ăn, ở, mặc, đi lại, chữa bệnh, giáo dục... 
 
Khi đã có nền kinh tế ổn định, chỉ cần 1/4 tổng thu nhập hàng tháng là có thể thỏa mãn được những nhu cầu thiết yếu trên.
 
Tất nhiên, để phù hợp với cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta có thể áp dụng linh hoạt lời dạy của Đức Phật. Bốn phần nói trên có thể bằng nhau (tức là mỗi phần chiếm 25% thu nhập), hoặc hơn kém nhau một chút tùy theo hoàn cảnh của từng gia đình cũng như loại đầu tư mà chúng ta định tham gia.

St

Các tin tức khác

Back to top