Ví dụ như một người bị lạc trong sa mạc, anh ta có thể nhầm lẫn hơi nóng lung linh bốc lên ở cuối chân trời, và tưởng rằng đó là một hồ nước ở phía xa. Hồ nước là một ảo ảnh, đánh lừa mắt ta, nhưng hơi nóng lung linh kia là có thật. Do đó, bản chất của ảo ảnh là nhận thức sai lầm, diễn giải không chính xác những gì giác quan cảm nhận được. Tương tự như vậy, giấc mơ là có thật. Tất cả chúng ta ai cũng đều có trải nghiệm chúng. Tuy vậy, chúng không giống với cuộc sống thức giấc, vì chúng được tạo ra hoàn toàn bởi tâm tưởng.
Khi Đức Phật bảo chúng ta hãy xem mọi sự vật có điều kiện (conditioned) như một ảo ảnh, hoặc một giấc mơ, Ngài muốn nói rằng những kinh nghiệm của ta về thực tại, và hiểu biết về chúng, đã bị bóp méo và sai lạc. Và nguồn gốc của sự sai lầm đó là do tâm phân biệt, nhị nguyên, của mình.
Pema Duddul
Duy Nhiên dịch
Các tin tức khác
- Tiết chế cảm xúc (12/06/2022 12:48)
- Nhịp sinh học và thời khóa tùng lâm (11/06/2022 12:04)
- Hạ mình để lắng nghe (10/06/2022 12:13)
- Sức khỏe vẫn là khoản đầu tư đáng giá nhất trong cuộc đời này. (10/06/2022 12:04)
- Có một cơ thể mạnh mẽ ( 9/06/2022 12:21)
- Thắp sáng ý thức thương yêu ( 9/06/2022 12:18)
- Cảm niệm công ơn Thầy ( 9/06/2022 12:16)
- Chợt tỉnh ( 8/06/2022 12:01)
- Ai làm cuộc đời khổ đau? ( 8/06/2022 12:00)
- Không nói những lời tức giận ( 7/06/2022 1:12)