Thiền sư Thích Nhất Hạnh khuyên về sức khỏe

17/08/2022 11:48

2.1 Chú ý về hơi thở

 

Ta còn thở nghĩa là ta còn sống, vì thế khi thở ra ta biết mình đang hiện hữu, đó là lý do ta càng phải nâng niu giây phút hiện tại. Không cần ngồi tư thế hoa sen mà ngay từ làm việc, nấu ăn, đi lại, ăn uống hay ngắm nhìn một mầm cây mới nhú ngoài ban công bạn cũng phải chú tâm và cảm nhận từng vẻ đẹp của từng việc mình làm. 


Thiền sư từng bị nhiễm virus dẫn đến viêm phổi nặng, thường xuyên bị khó thở. Sau khi khỏi bệnh, ông cảm thấy hạnh phúc vô cùng khi được thở lại bình thường như mọi người

 

Ông cho hay: "Khi hít vào tôi nhớ lại cảm giác phổi mình đã thương tổn và một hơi thở đã khó khăn thế nào. Khi thở ra, tôi biết hơi thở đã được chữa lành để dễ chịu trở lại. Tôi biết ơn hơi thở quý giá".

 

2.2 Sống hạnh phúc


Ta chỉ có thể sống khỏe với một tâm tư vui vẻ, và hạnh phúc dài lâu và vững bền cũng cần dưỡng nuôi vì chỉ cần lãng quên nó tinh thần của chúng ta đi xuống thì làm sao mà khỏe mạnh được.


Để duy trì được tinh thần lạc quan, có được hạnh phúc thì cố gắng thực hành 5 thói quen: buông xả, thu nhận những hạt giống tích cực, chánh niệm, tập trung và thấu hiểu.

 

2.3 Quan tâm tới từng bữa ăn trong ngày 


Như đã nói ở trên, bữa ăn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe của tất cả chúng ta. Theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh khuyên về sức khỏe, niềm vui của việc ăn uống có thể được thực tập từ những bữa ăn cả gia đình quây quần bên nhau. 


Có thể bắt đầu đơn giản bằng việc đưa toàn bộ tâm trí, ý thức vào bữa ăn, cảm nhận được mùi thơm của món ăn và mắt ngắm nhìn những thực phẩm tốt lành, tươi ngon.


Tỉnh thức khi chuẩn bị bữa ăn:

 

- Ưu tiên những thực phẩm theo mùa ở từng vùng miền vừa tươi ngon, lại không phải hao tổn dinh dưỡng bởi quá trình vận chuyển đường dài.


- Mỗi bữa ăn phải đa dạng các loại rau củ đa dạng. Có thể chuẩn bị đĩa salad rau củ nhiều màu sắc và rau nấu chín.

 

- Nguồn đạm đến từ các loại hạt đậu, đậu hũ, rau củ như súp lơ, cải bó xôi.

 

- Những loại rau củ quả như cà chua, dưa chuột, bưởi, quả nhiều vitamin C là những loại ngậm nước, nên ưu tiên lựa chọn vì chúng giúp cơ thể được cung cấp đủ năng lượng.

 

- Nên giảm thiểu lượng muối, chỉ nên vừa đủ, không nên ăn mặn. 

 

- Nếu thèm đồ ngọt, bạn chỉ nên ăn vài miếng nhỏ sau bữa chính.

 

Bữa ăn hạnh phúc và tỉnh thức


Cái lợi của sự chú tâm mỗi khi ăn uống bắt nguồn từ việc bạn càng tận hưởng bữa ăn bằng niềm yêu thích:

 

- Không phải quá cầu kỳ, chỉ cần sắp đặt bàn ăn tinh tươm, bày biện bữa ăn đơn giản mà dễ nhìn giúp bạn ăn ngon hơn. 


- Khi ngồi vào bàn ăn, hãy mỉm cười với mọi người và thức ăn trước khi bạn cầm đũa.

 

- Ngắm nhìn thực phẩm, thấy biết ơn vì mùi vị tươi ngon của món ăn sẽ nuôi dưỡng cơ thể và tâm trí bạn.


- Ý thức về lượng thức ăn đưa vào cơ thể. Chỉ nên ăn lượng vừa đủ phù hợp với cơ thể mình. Khi ấy bạn càng ý thức rõ khi nào vừa đủ no để tránh ăn nhiều và cho cơ thể có thời gian để tiêu hóa tốt hơn. Xem thêm: Quả báo lãng phí thức ăn đáng sợ hơn bạn nghĩ, không đọc sẽ hối hận

 

 - Khi nhai phải thật chậm, thật kỹ, khoảng 30 lần đến khi cảm nhận vị ngọt thức ăn tan ra trong khoang miệng.

 

- Kết thúc bữa ăn, hãy dừng vài phút cảm nhận cơn đói đã được xoa dịu và biết ơn vì đã được nuôi dưỡng từ nguồn thực phẩm tốt lành. 

 

Việc ăn không phải là chỉ để cho qua bữa mà còn là cách để bạn cảm nhận sự kết nối với thế giới xung quanh thông qua toàn bộ các giác quan. 


St


Các tin tức khác

Back to top