Cách người Nhật dạy con phòng ngừa những thói quen xấu

30/08/2022 11:47
Thói quen là những thứ rất khó thay đổi ảnh hưởng cả cuộc đời của con người, do đó, ngay từ nhỏ bố mẹ Nhật sẽ sửa sai ngay cho trẻ, để trẻ hiểu và không lặp lại nó một lần nào nữa.

- Không để trẻ mè nheo:

Phụ huynh người Nhật không dễ dàng đồng ý theo những yêu cầu, đòi hỏi của con mà thỏa hiệp với trẻ để trẻ nghe lời ngay tại thời điểm đó vì chúng sẽ coi đây như một phương thức để áp dụng mỗi khi muốn vòi vĩnh.

Cách dạy của người Nhật điển hình đó là họ không bao giờ thỏa hiệp với trẻ hay dùng bạo lực để răn đe trẻ, họ chỉ cố gắng làm sao để trẻ hiểu được tác hại của nó và không bao giờ lặp lại nữa. 

- Khi con không muốn ăn nữa họ sẽ không ép, vì đơn giản trẻ nhỏ rất nhanh đói, và khi đói ắt hẳn lúc đó bạn không ép trẻ cũng tự xúc ăn. Một điều nữa, trẻ khi ăn chỉ nên tập trung vào việc ăn, nếu phân tán khi trẻ xem tivi và ăn, dạ dày của trẻ sẽ rất dễ tổn thương vì lượng thức ăn không ổn định.
 
- Học cách chờ đợi cũng đồng nghĩa với học được tính kiên nhẫn, nhẫn nại. Để có thể làm được điều này, người Nhật dạy con học cách quan sát và nhìn nhận những vấn đề một cách tỉ mỉ, đồng thời cũng phải biết cách kiên trì để đạt được thành quả mong muốn. 

Bố mẹ muốn con kiên nhẫn hơn hãy cho con chơi những trò chơi đòi hỏi rèn luyện tính nhẫn nại thông qua những mô hình lắp ghép hoặc những trò chơi thông minh yêu cầu trẻ biết suy nghĩ và không ngại khó trước những chi tiết có phức tạp hơn. 

- Tránh thói quen lãng phí tiền bạc:
 
Trẻ Nhật được dạy cách tiêu tiền từ khi bước vào độ tuổi 4-5 tuổi và được bố mẹ Nhật cho một khoản tiền để tiêu vặt. Điều này có thể được duy trì đến khi trẻ lớn hơn và trẻ được phép quyết định chi tiêu với số tiền của mình.
 
- Không sợ thất bại:
 
Bố mẹ Nhật thường dạy con cách đối mặt với thất bại ngay kể từ khi còn nhỏ. Con có thể không hài lòng, có thể bỏ cuộc, có thể cố gắng làm tiếp một lần nữa, điều này còn tùy thuộc vào ý chí của mỗi đứa. Nhưng dứt khoát không khóc và không được suy sụp. Mà phải biết cách vươn lên sau mỗi thất bại.

- Không được đánh người khác trước
 
Trẻ con nhất là những trẻ có tính hiếu động, đặc biệt là con trai khi xảy ra xích mích, điểm không vừa ý với các trẻ khác hay khi tranh giành đồ chơi với nhau rất dễ xảy ra đánh nhau. Họ hướng dẫn con gặp trường hợp này có thể thu hút sự chú ý của cô giáo và các bạn khác bằng cách hét lên.

Nhưng bố mẹ phải tuyệt đối dặn trẻ rằng không bao giờ được có thái độ đánh người khác, trừ khi trẻ bị bạn đánh và được phép tự vệ phòng thân. 

St

Các tin tức khác

Back to top