1. Bố thí rồi, thấy lỗi của người nhận.
2. Khi bố thí, tâm không bình đẳng.
3. Bố thí rồi, mong người nhận đáp lại.
4. Bố thí rồi, thích tự khen mình.
5. Trước nói không cho, sau lại đem cho.
6. Bố thí rồi, dùng lời ác mắng chửi.
7. Bố thí rồi, mong trả lại gấp đôi.
8. Bố thí rồi, sinh tâm nghi ngờ.
Người có tâm bố thí như vậy thì không được gặp Phật và các bậc hiền thánh. Nếu bố thí đầy đủ sắc, hương, vị, xúc... đối với mọi người một cách bình đẳng, mới được gọi là bố thí thanh tịnh.
Nếu người nào bố thí chỉ vì phúc báu không thích bố thí thường xuyên, thì đời sau được quả báo tốt đẹp, nhưng không thích làm việc bố thí.
Nếu người nào bố thí rồi hối hận, hoặc cướp đoạt tài vật của người để đem bố thí thì đời sau tuy có của cải, nhưng thường bị mất, không cất giữ được.
Nếu người nào bức bách nhiễu loạn làm buồn lòng họ hàng để có được tài vật đem bố thí, thì đời sau tuy được quả báo tốt đẹp, nhưng thân thường mang bệnh tật, đau khổ.
Nếu người nào trước đây không lo phụng dưỡng cha mẹ, não loạn vợ con, tôi tớ, gắng gượng mà bố thí, thì đó là người ác, là giả danh bố thí, không đúng nghĩa bố thí. Người bố thí như thế là không có lòng thương yêu, không biết báo đáp công ơn, thì đời sau tuy có nhiều tiền của, nhưng thường bị mất, không cất giữ được, cũng không thể sử dụng được, thân mang nhiều bệnh tật, đau khổ.
St
Các tin tức khác
- Thế gian người nào có phước báo lớn nhất? (13/12/2022 7:32)
- Hành động tử tế làm giảm bớt nỗi đau của chúng ta (13/12/2022 7:28)
- Vợ chồng không thể nói chuyện được với nhau? (12/12/2022 7:39)
- Thấy ra sự thật (12/12/2022 7:36)
- Hạnh phúc (11/12/2022 8:13)
- Đức Phật dạy thiếu nhi không nói dối (11/12/2022 8:05)
- Người thật sự một mực niệm A Di Đà Phật, người ấy có phước, đại phước báo (10/12/2022 7:56)
- Phật dạy về điều kiện để Tỳ kheo sống biệt lập ( 9/12/2022 8:15)
- Quên mình vì người, tránh được tai họa ( 9/12/2022 8:12)
- Phong thuỷ có thể thay đổi được nếu chịu chuyển tâm ( 9/12/2022 8:08)