Nhẫn nhục nghĩa là sức chịu đựng vô hạn của một người đối với các nghịch cảnh của cuộc đời, đối với sự xúc phạm của con người mà tâm của họ không hề sân hận. Đó là hạnh nhẫn nhục.
Điều này rất vi tế. Ví dụ như các Phật tử thường đi chùa, thường học hỏi đạo lý, nếu xảy ra chuyện xích mích với hàng xóm, bị họ nói nặng nói nhẹ, nhưng tâm không động, không giận, không mắng nhiếc lại. Tuy nhiên điều đó cũng chỉ chứng tỏ là sự nhẫn nhục. Nếu đi vào sâu hơn của sự nhẫn nhục tận trong tâm, họ không hề gợn một cơn giận nhẹ ở trong lòng.
Đó là cái nhẫn nhục đã đến được mức độ tốt nhưng chưa đủ. Vì sao chưa đủ? Vì khi bị một người xúc phạm, trong lòng họ bình thản, không một chút giận hờn, nhưng tâm của họ chưa khởi được lòng từ bi yêu thương lại người đó, nên sự nhẫn nhục vẫn chưa đủ.
Nếu bị một người xúc phạm, chúng ta không mắng nhiếc lại là mức độ nhẫn nhục thứ nhất.
Mức độ thứ hai là tâm mình không động, không gợn lên sự sân giận.
Mức độ thứ ba là chúng ta cảm thấy từ bi thương yêu người đó như họ chưa hề xúc phạm đến mình.
Chúng ta phải tu để đạt được tâm từ bi này.
St
Các tin tức khác
- Tâm lương thiện ( 7/07/2023 8:26)
- Sám hối ( 6/07/2023 9:01)
- Giúp người khác là giúp chính mình ( 6/07/2023 8:46)
- Không có gì tàn nhẫn bằng việc chúng ta bỏ rơi chính mình ( 6/07/2023 8:44)
- Hạnh phúc chính là những gì mình đang có ( 5/07/2023 8:28)
- Từ bi hỷ xả không phải là ước muốn, mà là sự thực tập ( 5/07/2023 8:26)
- Ăn chay để tránh nghiệp báo bệnh tật và chết yểu ( 5/07/2023 8:24)
- Hãy tự mình bước qua những nỗi đau ( 4/07/2023 8:35)
- Ăn chay niệm Phật tránh được ác nghiệp ( 4/07/2023 8:31)
- Ý nghĩa thực sự của giải thoát ( 4/07/2023 8:30)