Chúng ta vô thường, luôn luôn biến đổi, biến đổi từng khoảnh khắc; và đó là một phần của tự nhiên. Thời gian luôn chuyển động; không sức mạnh nào có thể cản nổi...
Một cách tốt hơn là, hãy luyện tâm hằng ngày với một động lực chơn chánh, và rồi giữ động lực này trong tâm trọn ngày.
Thế có nghĩa là, nếu có thể, hãy phục vụ chúng sinh; và nếu không, ít nhất là đừng làm hại chúng sinh. Trong cách này, không có dị biệt nào giữa các nghề nghiệp.
Bất cứ bạn làm nghề gì, bạn vẫn có thể có một động lực tích cực. Nếu thời gian được dùng như thế qua nhiều ngày, tuần, tháng, năm – qua nhiều thập niên, không chỉ 5 năm – thì đời chúng ta sẽ có ý nghĩa.
Ít nhất là, chúng ta đang góp sức giữ tâm chúng ta trong trạng thái hạnh phúc. Rồi tới ngày cuối đời, ngày đó chúng ta sẽ không ân hận gì; chúng ta sẽ biết chúng ta đã sử dụng thời gian của mình hữu ích...Nhưng, thân mạng chúng ta không lưu trú mãi. Nhưng để nghĩ “sự chết là kẻ thù” thì hoàn toàn sai. Sự chết là một phần trong đời chúng ta...
Dĩ nhiên, chết có nghĩa là không hiện hữu nữa, ít nhất với thân này. Chúng ta sẽ phải ly biệt mọi thứ mà chúng ta đã thân cận trong kiếp này...
Nhưng chúng ta là một phần của thiên nhiên, và do vậy chết là một phần của đời chúng ta. Một cách thuận lý, đời sống có khởi đầu và kết thúc – có sinh và có tử. Do vậy, đó là bình thường...
Đối với Phật tử, rất hữu ích để tự nhắc mình hàng ngày về chết và vô thường.
Có 2 mức độ vô thường: một mức độ thô sơ [rằng tất cả các pháp có sinh đều có diệt] và một mức độ vi tế [rằng tất cả các pháp thuận luật nhân duyên đều biến đổi từng khoảnh khắc].
Thực ra, mức độ vi tế của vô thường là giáo lý thực của Phật Giáo; nhưng nói chung, mức độ thô sơ của vô thường cũng là một phần quan trọng của tu học, vì nó giảm một số cảm xúc bất thiện dựa vào cảm giác rằng chúng ta sẽ ở mãi đời này...
Nếu chúng ta trưởng dưỡng một thái độđúng từ ban đầu rằng chết sẽ tới; rồi khi chết tới, bạn sẽ không lo ngại nhiều. Do vậy với Phật tử, rất quan trọng là tự nhắc về điều này hàng ngày.
Khi ngày cuối đời mình tới, chúng ta cần đón nhận và đừng xem đó là cái gì kỳ lạ. Không cách nào khác...
Và rồi [bất kể bạn thuộc tôn giáo nào] trong giờ cận tử, phải giữ tâm cho bình lặng. Giận dữ, hay quá nhiều sợ hãi - đều không tốt.
Nếu có thể, Phật tử nên dùng thời gian từ bây giờ để nhìn trước vào kiếp sau. Tu pháp Bồ Đề Tâm và một số pháp hành mật tôngthì tốt cho việc này.
Theo giáo lý mật tông, vào lúc chết sẽ có sự tan rã 8 giai đoạn của các phần tử (đại) - những mức độ thô sơ là các phần tử trong cơ thể tan rã, và rồi các mức độ vi tế hơn cũng tan rã.
Người tu mật tông cần đưa điều này vào thiền định hàng ngày. Mỗi ngày, tôi thiền quán về sự chết – trong nhiều pháp mandala khác nhau – ít nhất 5 lần như thế, khi tôi vẫn sống. Mới sáng nay, tôi đã trải qua 3 cái chết.
Như thế, những pháp này là để tạo ra bảo đảm cho kiếp sau tốt đẹp. Và đối với người ngoài Phật giáo, như tôi đã nói trước đây, điều quan trọng là phải nhận thực về tánh vô thường.
Với những người đang cận tử, điều tốt là những người vây quanh có vài hiểu biết [về cách để giúp].
Như tôi đã nói, với người cận tử tin vào một thượng đế sáng tạo, bạn có thể nhắc họ về Thượng Đế. Từ một điểm nhìn Phật giáo, niềm tin nhất tâm vào Thượng Đế cũng có vài lợi ích.
Với những người vô thần, không tôn giáo, như tôi đã nói, là hãy thực tế, và điều quan trọng là họ hãy giữ tâm an tĩnh.
Thân nhân thương khóc vây quanh người cận tử có thể không làm cho họ giữ được tâm an tĩnh – quá nhiều chấp giữ.
Và cũng vì quá nhiều chấp giữ đối với thân nhân, người cận tử có thể nổi giận và nhìn cái chết như một kẻ thù. Do vậy điều quan trọng là giữ tâm an tĩnh. Đó là quan trọng....
Các tin tức khác
- Thiện tâm, thiện ý lưu lộ ra bên ngoài là thiện hạnh (19/08/2023 8:25)
- Viên Liễu Phàm dạy con cách cải mệnh, thay đổi số phận như thế nào? (19/08/2023 8:20)
- Mình có trí hay là vô trí? (18/08/2023 8:16)
- Làm thiện nhiều, tâm ngạo mạn vẫn đọa súc sinh (18/08/2023 8:13)
- Phật dạy về pháp “buông gánh, đặt gánh nặng xuống” (17/08/2023 8:45)
- Học cách hạ cái tôi xuống để đón nhận hạnh phúc (16/08/2023 8:26)
- “Ta là một con ma đói, không bao giờ cảm thấy no lòng và thỏa mãn” (16/08/2023 8:24)
- MC Đại Nghĩa: Nghe Pháp thoại giúp tôi nhận ra mình còn quá nhiều thiếu sót! (14/08/2023 8:30)
- Cái gì “cao hơn trời, nặng hơn đất”? (14/08/2023 8:25)
- Sống bất nghĩa là tự diệt (14/08/2023 8:20)