Giống như ví dụ có một cái lổ và có để một vật dưới đáy lổ. Ai cũng thọc tay vào lổ nhưng không đụng đến vật đó. Hầu hết đều cho rằng cái lổ quá sâu (Ta còn ít phước báu), chứ không ai chịu hiểu do tay của họ ngắn quá (Tâm còn nhiều bất thiện). Một trăm hay một ngàn người thọc tay xuống đều nói lổ quá sâu, không ai nói tay mình quá ngắn!
Một câu kệ trong kinh Pháp Cú của Phật có ghi: “Tránh làm tất cả những điều xấu ác”(Sabba-pāpassa akaranam). Đó là lời dạy của các vị Phật. Đây là cốt lõi của đạo Phật. Nhưng mọi người cứ muốn nhảy qua, họ không muốn làm những điều này.
Phòng trừ, tránh bỏ tất cả những điều xấu ác, từ điều nhỏ đến điều lớn, từ thân, miệng, ý… đây chính là điều các vị Phật dạy.
Hàng đoàn đoàn người chất đầy trên các xe khách kéo nhau đi tạo công đức. Nhưng trên xe họ vẫn còn cải vã nhau, người vừa lòng, kẻ bực tức với nhau này nọ. Thậm chí có những nhóm đi tạo công đức hay đi lễ Phật nhưng vẫn uống bia rượu dọc đường, trên xe.
Nếu có ai hỏi họ đang đi đâu, họ đều nói là đang đi chùa, đang đi tạo phước, tạo đức. Họ chỉ muốn tạo công đức mà không muốn từ bỏ những tâm tính tham, sân, xấu nết, ích kỷ. Kiểu như vậy thì họ sẽ chẳng bao giờ tìm thấy công đức gì hết.
Khi ai nói thuận với ý ta, ta cười. Khi họ nói ngược với ý ta, ta bực. Làm sao bạn có thể khiến tất cả mọi người trên thế gian này luôn nói và làm theo ý của bạn được? Có thể bạn đang đi thả bộ và bất ngờ vấp phải một gốc cây. Úi cha đâu quá! Là chuyện gì? Ai gây ra? Ai đá chân vào gốc cây? Ai đá ai? Biết chửi ai bây giờ, nhưng ta cũng bực tức, ngay cả đó là hoàn toàn là lỗi của mình.
Tâm của chúng ta cũng làm ta khó chịu, bất hạnh. Nếu suy xét về điều đó, bạn sẽ thấy đúng là vậy. Nhiều lúc chúng ta làm những điều mà mình cũng không thích. Tất cả chúng ta đều chửi thề (bằng nhiều chữ khác nhau) khi mà chúng ta không có ai để chửi, để chấp, để bắt lỗi, để trút sân giận về phía người đó.
Nếu tôi không nói về những điều này, có thể quý vị sẽ không bao giờ biết. Quý vị có tham và sân trong tâm, nhưng không hiểu biết về điều đó. Quý vị sẽ không bao giờ hiểu biết điều gì nếu quý vị luôn nhìn ra bên ngoài.
Đây là vấn đề, là sự khó khổ của những người chỉ luôn nhìn ra bên ngoài. Chỉ có nhìn vào trong thì mới thấy được điều thiện và bất thiện (bên trong tâm mình). Sau khi nhìn thấy điều thiện lành, chúng ta mang điều đó vào trong trái tim và thực hành tu dưỡng nó.
(Việc đi chùa đi cúng dường để tạo công đức giống như những phần vỏ cây bên ngoài. Việc quay vào lại mình để tu sửa điều bất thiện ích kỷ và tu dưỡng điều thiện lành rộng lượng ở trong tâm mới là cốt lõi của đạo Phật. Đó mới là công đức thực sự.)
Thiền sư Ajahn Chah
Các tin tức khác
- Bạn có đánh rơi thứ này không? ( 3/10/2023 8:09)
- Tâm chân thật ( 2/10/2023 10:01)
- Đau đủ rồi thì buông ( 2/10/2023 9:11)
- Không nên chần chừ, phải lo tu để cứu mình ( 2/10/2023 8:52)
- Soi sáng lại chính mình ( 2/10/2023 8:44)
- Hãy thực tập nuôi dưỡng tự thân ( 1/10/2023 8:11)
- Vượt qua vòng xoáy cuộc đời ( 1/10/2023 8:07)
- Buông xả để bình an ( 1/10/2023 8:03)
- Cho đi, rồi sẽ nhận lại (30/09/2023 8:32)
- Ngày hôm nay (30/09/2023 8:28)