Tức là từ những lòng tin mù quáng để gởi gắm cuộc đời, số phận của mình. Họ nương tựa bất cứ ở đâu có thể nương tựa. Họ cầu khẩn, van xin đủ mọi ước mơ hão huyền, ngây thơ hoặc không tưởng... trên cuộc đời nầy!
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắn và sáng suốt.
Đức tin chơn chánh ấy là:
- Không tin vào một vị Thượng đế, một vị Chủ Tể, một đấng Sáng Tạo Chủ, Hóa Sanh Chủ nào sáng tạo ra muôn vật, muôn loài.
- Không tin vào bất cứ một quyền lực siêu nhiên nào có quyền ban thưởng, phạt ác, chi phối định mạng, số phận con người.
- Không nhẹ dạ tin vào những quyền lực thuộc tín ngưỡng nhất thần, đa thần, vật tổ hoặc các thánh thần do thế gian tôn xưng, ngụy tạo (Thờ tổ tiên, cha mẹ là tín ngưỡng thuộc về đạo hiếu; thờ các vị khai quốc, công thần, anh hùng dân tộc, Thành hoàng, chiến sĩ trận vong... thuộc về pháp tri ân, đều có trong giáo lý đức Phật, nhưng không nằm trong lãnh vực Đức tin chơn chánh của bài này).
- Không mê tín thờ gốc đa, ông táo, thổ địa, thần tài, đốt vàng mã, xin xăm, bói quẻ, cúng sao, giải hạn để cầu lộc, cầu tài...
Ngoài ra, trong bài kinh dạy người dân xứ Kālāma, đức Phật còn có lời khuyên đầy minh triết về Đức tin chơn chánh cho người Phật tử, tóm tắt như sau:
- Không nên tin và chấp nhận điều gì chỉ vì điều ấy do tập tục cổ truyền từ xưa để lại.
- Đừng nên dễ dãi tin theo những lời do thiên hạ đồn đãi.
- Không tin, cả tin, nghe theo những điều đã được người ta nói lại từ trong kinh điển cổ thư truyền thống nào đó.
- Đừng nên tin vào những điều do chính mình ước đoán, ức đoán, suy luận...
- Không nên chấp nhận điều gì có vẻ hợp lý, có vẻ đúng đắn ở bề ngoài.
- Đừng nên tin vào những điều có vẻ phù hợp với nhận thức, định kiến hoặc thành kiến của mình.
- Đừng nên tin tưởng điều gì - vì điều ấy hình như có vẻ chấp nhận được.
- Không nên tin và chấp nhận dễ dàng chỉ vì điều ấy được thốt ra từ cửa miệng một giáo chủ, một đạo sư, một tu sĩ uy tín mà ta vốn đã kính trọng từ trước.
Rồi đức Phật xác lập về Đức tin chơn chánh như sau:
"- Này các con! Khi các con tự hiểu rõ rằng, những điều này không hợp với đạo đức và luân lý thế gian; những điều này là tội lỗi đáng bị khiển trách, những điều này bị các bậc thiện trí coi khinh, những điều này nếu thực hiện sẽ đưa đến sự phá sản tinh thần, đưa đến đau khổ và phiền muộn thì các con phải biết từ bỏ, không tin, không làm điều ấy.
Trái lại, khi các con đã hiểu rõ rằng, những điều này phù hợp với đạo đức, luân lý thế gian; những điều này là những việc lành, tốt, thường được ngợi khen; những điều này thường được các bậc thiện trí tán thán, ca ngợi; những điều này nếu thực hiện sẽ đưa đến sự thăng hoa tinh thần, được hạnh phúc và an vui thì các con nên tin theo, nên thực hành điều ấy".
Phật ngôn ấy đã được nói ra cách đây gần ba ngàn năm nhưng giá trị minh triết của nó còn soi rọi đến tận thế kỷ văn minh ngày nay, dẫn đường cho con người biết đặt đức tin đúng chỗ, rất khoa học, hợp với chánh trí. Chỉ có đức tin ấy mới giúp ta đi tìm chân lý, tìm sự thật vậy.
Theo TVHS
Các tin tức khác
- Năm giọt mật ( 5/03/2014 10:18)
- So sánh phúc báo ( 4/03/2014 11:05)
- Lời Phật dạy về ngày lành tháng tốt ( 4/03/2014 7:36)
- Ứng biến ( 4/03/2014 2:17)
- Thương gia ( 4/03/2014 2:05)
- Đừng ngăn lối về ( 3/03/2014 1:36)
- Quả xoài ( 1/03/2014 3:26)
- Tội nhân ( 1/03/2014 3:12)
- Nước quỷ La-Sát ( 1/03/2014 1:48)
- Phản quan tự kỷ ( 1/03/2014 1:47)