Phần nhiều người bị bịnh này đều tương đối giàu có, đến tuổi già bị bịnh này. Tiền thuốc men phải tốn kém rất nhiều, ngày đêm ba ca y tá chăm sóc, đây là bịnh phú quý. Tôi đã từng gặp đồng tu, người nhà của họ bị bịnh này hết bảy, tám năm, đã đến mức chẳng hay biết gì cả, gia quyến con cháu trong nhà đều chẳng nhận ra. Hỏi người ấy: “Cha biết con là ai không?”. “Con là ai?”, ông ấy đều chẳng nhận ra.
Người nhà lại hỏi tôi: “Bịnh giống như vậy cầu Phật, Bồ Tát được không?”. “Được, có lợi ích, nhưng phải hỏi bạn chịu tin hay không?” Tại sao người ấy không chịu ra đi? Ngạn ngữ thường nói: “Lộc hết người mất”, người ấy là người mất nhưng lộc chưa hết. Nói cách khác, phước báo của kẻ ấy chưa hưởng hết; hoặc là thọ mạng đã đến nhưng phước báo chưa hưởng hết. Vậy thì phải làm sao? Chỉ còn cách nằm trên giường hưởng.
Nếu hiểu được đạo lý này, một năm người ấy phải tốn bao nhiêu tiền thuốc men, bạn đem số tiền ấy đi làm phước, quyên tặng tiền ấy để làm phước. Nếu kẻ ấy còn thọ mạng thì sẽ từ từ khôi phục sức khoẻ, hết bịnh; nếu thọ mạng đã đến thì sẽ qua đời. Kẻ ấy qua đời xong sẽ sanh đến cõi lành, vì tích phước lớn. Nếu bạn không tin, thì thôi bạn cứ mướn y tá từ từ tiêu hết số tiền ấy. Chúng tôi nhìn thấy rất rõ ràng, hiểu được đạo lý này. Nếu bạn muốn khoẻ mạnh sống lâu, muốn giảm bớt bịnh tật, bạn nên nghĩ coi bạn sanh bịnh đại khái phải xài hết bao nhiêu tiền, bạn đem hết món tiền ấy đi làm phước, đem tặng cho những người bị bịnh khổ, tặng làm tiền thuốc men cho những người nghèo ấy thì bạn sẽ chẳng sanh bịnh. Tiền thuốc men chữa trị cho bạn đã chẳng còn nữa, đã tặng cho người khác, người ta sanh bịnh thay bạn nên bạn sẽ chẳng sanh bịnh.
Có rất nhiều người đều để dành một số tiền, chuẩn bị đến già trị bịnh nên họ làm sao chẳng sanh bịnh cho được? Họ đã dành dụm sẵn một số tiền, tiền thuốc men càng nhiều, thời gian bị bịnh càng dài, bịnh càng nặng, chẳng phải là đạo lý như vậy hay sao? Cho nên tôi thường khuyên người ta, mỗi năm nên đem tiền thuốc men đi làm phước.
Lúc trước trong các buổi giảng tôi khuyên người tu phước nên làm ba việc: in kinh, nhất định sẽ là chuyện tốt, chẳng có tác dụng phụ, chẳng bị tệ hại; thứ hai là giúp kẻ bị bịnh khổ; thứ ba là phóng sanh, đây là việc tôi cực lực đề xướng. Ăn chay, phóng sanh, tôi cũng tu sám hối. Không những chọn ăn chay mà còn dốc hết sức, hết lòng để phóng sanh, tu pháp sám hối. Ba việc này tuyệt đối là việc tốt, nhất định sẽ chẳng có ảnh hưởng xấu ác.
Nếu nói chúng ta xây một ngôi chùa nhất định là việc tốt; nếu chùa xây xong, những người trụ trong ấy, tại gia, xuất gia, tứ chúng đệ tử đều tu hành đúng như Pháp (Phật Pháp), chân chánh là một đạo tràng tốt, thì công đức ấy vô lượng.
HT. Tịnh Không
Các tin tức khác
- Bình yên ở tại tâm (18/02/2024 8:34)
- Tâm có rộng, trí mới sáng (18/02/2024 8:32)
- Thiết lập Tịnh Độ (18/02/2024 8:28)
- Để thấu hiểu chính mình (18/02/2024 8:25)
- Tâm hiền thiện chính là một đại thiện (17/02/2024 8:28)
- Dính mắc tài vật thật là khó bỏ (17/02/2024 8:24)
- Viên ngọc kinh Pháp Hoa (17/02/2024 8:20)
- Tham sân si làm chướng ngại đường tu (17/02/2024 8:16)
- Hạt giống của Chánh Ngữ (16/02/2024 8:47)
- Luôn nhớ tất cả pháp hữu vi đều vô thường (16/02/2024 8:40)