Sự ích kỷ

17/10/2015 3:49
Khi chỉ biết thương yêu chính mình ta sẽ cảm thấy chẳng có gì quan trọng hơn chính mình

Sự giận dữ

Trong sự giao tiếp hằng ngày, nếu ăn nói đúng đắn, hợp lẽ, ta sẽ không cần đến cách biểu lộ nóng giận, mọi công việc sẽ được giải quyết suông sẻ. Khi nào lý trí không đủ sức giải quyết, giận dữ sẽ bùng lên. Theo kinh nghiệm của tôi dù giận dữ mang lại cho ta sức mạnh để hành động, hoặc giúp ta đối phó khi xảy ra xung đột, thế nhưng đấy là chỉ là một thứ năng lực mù quáng rất khó để kiểm soát. Năng lực là lợi điểm duy nhất của giận dữ, thế nhưng ta vẫn có thể tìm thấy những nguồn năng lực khác mà không hề gây ra nguy hại cho người khác và cho chính mình. Giận dữ là dấu hiệu của sự yếu đuối.

 

Lòng thương người

Nếu muốn cảm thấy thực sự quan tâm đến người khác phải biết phát huy lòng thương người thật sự, có nghĩa là quyết tâm giúp đỡ người khác. Thế nhưng quên mình không phải là một phẩm tính tự nhiên mà có, phải tập luyện. Thí dụ như thiền định về sự kiện tất cả mọi người đều là mẹ của mình.

 

Sự ích kỷ

Khi chỉ biết thương yêu chính mình ta sẽ cảm thấy chẳng có gì quan trọng hơn chính mình. Dù cho sự ích kỷ khiến ta tự xem mình quan trọng hơn hết, ta cũng chỉ đại diện cho một người. Dù cố tình xem tất cả mọi người đều nhỏ nhoi, họ vẫn đại diện cho một con số vô cùng lớn lao.

 

Trích Cẩm Nang Cho Cuộc Sống - Đức Đạt Lai Lạt Ma

Các tin tức khác

Back to top