Pháp Thiền ra đời là do nhu cầu tự nhiên của loài người

26/10/2015 3:18
Loài người đời Thượng Cổ ngu mê ngoan cố, trí tuệ bị vô minh che khuất, linh tính bị ngũ uẩn tam độc chi phối, sống trong cuộc sống dã man, nhưng Phật tính vốn viên mãn, giống như quặng thất bửu ẩn giấu dưới đất, chỉ đợi người khai phá ra.
Sau này trí thức mở mang, trước tiên đối với hiện tượng thế giới cảm thấy đủ thứ kỳ lạ và nghi hoặc, rồi sinh tâm tìm cầu bí mật của vũ trụ, hy vọng được giải thích cho rõ ràng, kế đó trở lại tìm hiểu tự tâm, muốn truy cứu nguồn gốc của sự biến hóa chẳng ngừng, sau cùng mới được nhờ sức Trí tuệ Bát Nhã, mong chứng nhập cùng tột rốt ráo của Bản thể tự tính để vượt ra ngoài sinh tử luân hồi, ấy tức gọi là việc minh tâm kiến tính thành Phật vậy.

Ý nghĩa của hai chữ Như Lai là bổn lai như thế, vì Phật tính và pháp Thiền vốn sẵn đầy đủ, khắp không gian và thời gian, diệu dụng vô biên, nên Phật Thích Ca thường dùng hai chữ Như Lai để đại diện cho bản thể Phật tính và diệu dụng, nhưng chỉ có người đích thân chứng nhập mơi được triệt để thấu rõ ý nghĩa của hai chữ Như Lai và giá trị chân chính của pháp thiền.

Tác giả: Thiền sư Nguyệt Khê
Việt dịch: Thiền sư Thích Duy Lực
Trích Cội nguồn truyền thừa và Phương pháp tu trì của Thiền tông

Các tin tức khác

Back to top