Thiền sư nói: “Con có chắc chắn rằng cô gái ấy thực sự là người con yêu nhất trên đời này không?”.
“Vâng, người đó cho con những giây phút đẹp nhất, cô ây thực sự rất tuyệt vời”, vị Phật tử khẳng định.
Thiền sư không trả lời trực tiếp câu hỏi của anh ta mà chỉ nói với anh rằng: “Con hãy nhìn 3 cây nến trong cái lư hương trước mặt, cây nào sáng nhất”. Anh nói: “Độ sáng đều như nhau, làm sao có thể nhìn ra được cây nào sáng nhất ạ”.
Thiền sư nói tiếp: “Con hãy cầm lấy 1 cây, để trước mặt. Giờ dùng tâm để nhìn xem cây nến nào sáng nhất”.
“Đương nhiên cây nến đặt trước mặt là cây nến sáng nhất rồi ạ”, vị Phật tử trả lời.
Thiền sư lại nói: “Bây giờ con hãy để 3 cây nến như hiện trạng ban đầu và hãy nhìn thật kỹ xem trong ba cây, cây nào sáng nhất”.
Anh nói: “Nếu để như lúc đầu thì độ sáng như nhau, vốn không thể nhìn ra cây nào sáng nhất”.
“Đúng là như vậy”, thiền sư cười đáp.
“Thực ra việc nhìn thấy 3 cây nến cũng giống như việc con gặp người phụ nữ kia trong cuộc đời mình vậy. Khi để nó ở trước mặt, dùng tâm nhìn nó sẽ càng cảm thấy nó đẹp nhất, nhưng khi đã để nó về chỗ cũ thì lại không hề thấy chút ánh sáng nào từ nó. Cho nên kiểu tình yêu này, chỉ như trăng dưới nước, căn bản không vượt qua nổi thử thách của thời gian, cuối cùng cũng chỉ là hư không mà thôi”.
Dừng lại một lúc, vị thiền sư nói tiếp: “Trong cuộc sống hôn nhân, người ta thường lờ đi những ưu điểm của đối phương, thay vào đó lại phóng đại những khuyết điểm. Cái gì mới là tình yêu chân chính? Có thể đồng cam cộng khổ, bao dung cho nhau, đó mới là tình yêu chân chính. Nó có vẻ bình thường, nhưng lại rất sâu lắng, là tình cảm đáng được trân trọng suốt cuộc đời”.
Anh Phật tử nghe xong, trước mắt bỗng phảng phất hình ảnh người vợ vì để cho mình an tâm làm việc đã từ bỏ cơ hội đi công tác ở nước ngoài, vì để cho mình có được sự ấm áp những ngày đông giá rét mà khổ sở học đan áo len… Trong lòng anh bỗng chốc như tỉnh ngộ, anh ta cảm ơn thiền sư, chạy như bay về nhà.
Lòng người luôn vì sự mù quáng nhất thời mà đi lạc hướng, vì sự cô đơn nhất thời mà tìm sai chốn về. Kỳ thực, nơi luôn luôn mở rộng cửa đón ta chính là nhà, người có thể hi sinh vì ta chính là người thân yêu của ta trong ngôi nhà đó. Nhà chính là bến cảng cho chúng ta tránh gió bão, là chốn về cho tâm hồn mỗi người và là món quà vô giá để chúng ta suốt đời trân trọng yêu thương.
Tìm thấy người tự nguyện cùng mình đối diện, cùng mình gánh vác, cùng mình chia sẻ, có thể cùng mình trải qua những tháng ngày sống giản đơn mà hạnh phúc, đó mới chính là món quà đáng quý nhất trên đời.
Giang Nhất Yến (Dantri)
Các tin tức khác
- Cảm Niệm Mùa Vu Lan (16/10/2012 4:41)
- Kính lạy Đức Bồ-tát Lắng Nghe... (16/10/2012 4:32)
- Không có cái gì tuyệt đối cả (16/10/2012 3:54)
- Giáo dục Phật giáo khác giáo dục thế gian (16/10/2012 2:39)
- Facebook và những ngôi chùa công nghệ (16/10/2012 2:35)
- Hạnh nguyện lớn của người tu (16/10/2012 2:32)
- Gia tài thực sự (16/10/2012 4:10)
- Nợ (16/10/2012 3:47)
- Suy ngẫm về danh lợi (16/10/2012 3:43)
- Tất cả mọi người đều là người tốt (16/10/2012 3:40)