Cùng thực tập Phật pháp để gia đình được hạnh phúc

1/04/2016 1:27
Sự hòa thuận trong gia đình thì vô cùng quan trọng, và ly hôn thì gây ra đau khổ cho người lớn cũng như trẻ em. Nếu người lớn hiểu mục đích chính của hôn nhân chỉ là khoái lạc tình dục, thì mâu thuẫn và sự tan vỡ trong gia đình sẽ đến một cách dễ dàng.

Khi người ta không nhận được nhiều khoái lạc tình dục như họ muốn, sự bất mãn hình thành, theo sau đó là sự tranh cãi và hôn nhân đổ vỡ. Nhiều người tiếp tục có nhiều bạn tình, nhưng vẫn không tìm thấy được sự thỏa mãn. Đây là ví dụ rõ ràng về cách mà ở đó việc bám dính vào khoái lạc chỉ mang lại đau khổ cho bản thân và người khác.

Nếu cả hai bên đều lấy Phật pháp làm trung tâm trong mối quan hệ của họ, mối quan hệ này sẽ mang tới nhiều sự thỏa mãn hơn. Đó là, cả hai bên, đều xác định sống đạo đức và phát triển tình yêu thương của họ hướng tới tất cả chúng sinh một cách vô tư. Và họ sẽ hỗ trợ nhau thực tập và phát triển. Ví dụ, khi một người trở nên chán nản hoặc bắt đầu lơ là thực tập Phật pháp, người còn lại có thể giúp anh hoặc cô ấy trở lại lộ trình thông qua sự động viên nhẹ nhàng hoặc một cuộc thảo luận cởi mở. Nếu đôi vợ chồng có con cái, họ có thể sắp xếp cho nhau để có thời gian ngẫm nghĩ yên tĩnh cũng như thời gian dành cho con cái của họ.

Mặc dù nuôi dạy con cái cần nhiều thời gian, cha mẹ không nên xem điều này đối nghịch với việc thực tập Phật pháp. Họ có thể học nhiều từ con cái của mình và có thể giúp đỡ nhau làm việc thông qua những thách thức của các bậc cha mẹ dưới ánh sáng của các giá trị Phật giáo.

Ảnh hưởng bởi các xu hướng tâm lý hiện đại, nhiều người đã quy cho hầu hết các vấn đề của họ là do các trải nghiệm thời thơ ấu. Tuy nhiên, nếu điều này được nói đến với một thái độ đổ lỗi - “Tôi có các vấn đề này là do những gì cha mẹ tôi đã làm khi tôi còn là một đứa trẻ” - thì nó khiến họ cảm thấy mặc cảm tội lỗi và sợ rằng họ sẽ làm hư hỏng con cái của họ khi họ lập gia đình. Mối lo âu này chắc chắn là không có lợi ích gì cho việc nuôi dưỡng con cái phát triển lành mạnh - nuôi dưỡng lòng từ bi cho chính chúng ta. Nhìn tuổi thơ của chúng ta như thể nó là một căn bệnh phải chữa trị thì chỉ làm tổn hại chúng ta và con cái của chúng ta mà thôi.

Mặc dù chúng ta không thể bỏ qua ảnh hưởng có hại từ tuổi thơ, điều quan trọng là ta nên quan tâm đến lòng tốt và lợi ích mà chúng ta được thừa hưởng từ gia đình của mình. Bất kể chúng ta lớn lên trong hoàn cảnh thế nào, ta đều nhận được nhiều lòng tốt từ những người khác. Nhớ điều này, chúng ta khiến bản thân cảm thấy biết ơn mà nó xuất hiện một cách tự nhiên đối với những người đã giúp đỡ ta. Nếu làm được điều đó, chúng ta cũng có thể mang lòng tốt và sự quan tâm như vậy tới con cái của chúng ta.

 

Ni sư Thubten Chodron

Chuyển ngữ: Phan Huy An

Nguồn: vedepphatphap.vn

Các tin tức khác

Back to top