Nếu chúng ta không có mặt, những quyết định tiềm tàng trong vô thức sẽ hoạt động để giúp ta ứng phó với những gì đang xảy ra, mặc dù chúng có thể sai trật, vì dựa trên lối hành xử của quá khứ, hoặc do những phản ứng còn bị điều kiện.
Và ngược lại, nếu như chúng ta biết mở rộng cái thấy của mình ra, bằng năng lượng của chánh niệm, ta sẽ nới rộng ra thêm phạm trù của những phản ứng của mình hơn. Mặc dù có thiên hướng sân hận, nhưng ta vẫn có thể chọn cho mình một lối hành xử từ ái. Đây cũng là nền tảng của sự giải thoát và tự do của chính ta giữa một cuộc sống còn bị điều kiện rất nặng nề.
Vì thế cho nên, karma không phải là một cái gì ở bên ngoài xảy đến cho ta, như người Tây phương thường hay nghĩ. Thật ra nó là một cái gì rất gần gũi và, mặc dù tôi hơi ngại phải dùng chữ này, nó rất là cá nhân. Như theo lời dạy của đức Phật, “Chúng ta là chủ nhân của hành động của mình, là người thừa tự của hành động mình; ta sanh ra từ hành động của mình, chúng là quyến thuộc, là nơi nương tựa của ta. Chính hành động đã phân chia chúng ta ra làm bậc cao thượng hoặc thấp hèn” (Majjhima Nikaya 135)
Trích Chúng ta là những việc mình làm - TG: Andrew Olendzki
Chuyển ngữ: Nguyễn Duy Nhiên
Các tin tức khác
- Tu Phật mau hay chậm? ( 2/09/2016 1:26)
- Trở về với nguồn gốc (31/08/2016 11:40)
- Quá cảnh trần gian (31/08/2016 11:35)
- Tranh thủ thời gian sống trong hiện tại (31/08/2016 2:02)
- Thiền - phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc (Lương y Võ Hà) (31/08/2016 1:56)
- Nghỉ ngơi thân và tâm (31/08/2016 1:49)
- Bớt nói có lẽ sẽ bớt thị phi (29/08/2016 10:44)
- Bài kinh từ cây cải bắp (29/08/2016 10:38)
- Bản ngã là gốc của khổ đau (29/08/2016 12:56)
- Thực phẩm cho tâm (29/08/2016 12:49)