Thức ăn ngon nhờ có tình thương trong đó

18/09/2016 12:41
Thức ăn được ba mẹ nấu ra ngon lành không phải thuần túy thức ăn ngon mà nhờ có tình thương của người nấu trong đó.

Nghiên cứu mới phát hành trên Tạp chí Khẩu vị đã làm rõ mối quan hệ khá phức tạp giữa con người với thức ăn và tại sao chúng ta cảm nhận được thức ăn với những sự kết nối và ký ức cảm xúc nào đó đã có trong quá khứ.

here-and-now

Khi có nêm nếm yêu thương, thức ăn sẽ ngon và lành hơn – Ảnh: Here & Now

Món ăn ngon là món người thân từng nấu cho ta ăn

Các chuyên gia Đại học Buffalo đã tìm hiểu sự liên hệ giữa thức ăn và các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến hành vi ăn uống của chúng ta.

Các thức ăn ngon lành thường là các món mà người chăm sóc ta cho ta ăn khi còn nhỏ. Miễn là chúng ta có sự gắn kết tốt đẹp với người đó thì có khả năng ta sẽ nhớ đến các món ăn đó trong những quãng thời gian ta bị bỏ rơi hoặc cảm thấy đơn độc.

Vì món ăn yêu thích có chức năng xã hội nên chúng thật sự hấp dẫn với chúng ta khi ta rơi vào trạng thái cô đơn và buồn tủi. Nghiên cứu này giúp hiểu được tại sao chúng ta có xu hướng hay ăn các món ăn mình yêu thích khi đang quyết tâm ăn kiêng để giảm cân hoặc ngay cả khi không thật sự đói bụng, chia sẻ của tác giả nghiên cứu Shira Gabriel – chuyên gia tâm lý học Đại học Buffalo.

Con người bị thu hút bởi một số món ăn là vì sự liên hệ xã hội tích cực mà họ từng có với người làm ra món ăn đó, chứ không phải vì món ăn đó ngon hay không. Nói cách khác, sự liên hệ của mỗi cá nhân với món ăn nào đó không nằm trong sự tác động ngon dở về khẩu vị đối với món ăn.

Các nghiên cứu trước đây từng khẳng định các món ăn yêu thích giúp tạo ra sức mạnh để làm giảm đi cảm giác bị cô độc và bị bỏ rơi và cho đến giờ các nhà nghiên cứu đã hiểu được chính con người, chứ không phải món ăn là mấu chốt làm ta yêu thích món ăn nào đó.

Đối với nhiều người, món ăn yêu thích là món ăn đã nuôi lớn họ. Trong một nghiên cứu, người tham gia được cho ăn một món súp nhưng chỉ có người nào có sự liên hệ với món súp mới xem đây là món ăn làm họ thấy dễ chịu và cảm thấy hòa dịu hơn sau khi ăn món ăn này.

Cha hoặc mẹ tạo mối liên hệ thuộc về tiềm thức trong trí nhớ (não bộ) của con mình bởi vài món ăn mà khi lớn lên trẻ sẽ nấu và hay ăn món đó. Món mì của cha, chẳng hạn, không phải là món ăn ngon nhất bạn từng được ăn nhưng điều hiện hữu là sự liên hệ về cảm xúc và do vậy, món này trở thành con bài chủ của hầu hết các nhà hàng ở Italia.

Hãy bắt đầu bằng các món ăn khỏe mạnh cho cơ thể

Gabriel nói thêm rằng, tuy các món ăn yêu thích này “không bao giờ làm con tim ta tổn thương” nhưng đôi khi chúng lại ảnh hưởng bất lợi đến chế độ ăn của chúng ta.

Do đó, khi xây dựng một mối quan hệ với người khác, điều quan trọng là hãy bắt đầu bằng các thức ăn lành mạnh. Các nhà nghiên cứu cho biết: Người tham gia nghiên cứu có xu hướng xây dựng các mối quan hệ với thức ăn bằng những món giàu tinh bột và chất béo.

Pizza và khoai tây chiên có thể là khởi điểm, cuốn hút các cặp đôi và dần dần đây trở thành món ăn kỷ niệm của hai người. Theo Cornell Food Scientist Brian Wansink, các món ăn yêu thích không chỉ nuôi dưỡng cơ thể vật lý mà còn nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta.

Trần Trọng Hiếu
(theo Medical Daily)

Các tin tức khác

Back to top