1. Tỉnh giác. Và khi ta có mặt trọn vẹn với những gì đang xảy ra, ta sẽ tỉnh giác thấy rõ được mọi việc đang xảy ra theo sự vận hành, đến đi tự nhiên của nó. Tuệ giác này không phải do một sự tìm kiếm nào của ta mà do sự buông xả và có mặt của mình. Vấn đề không phải là sửa đổi hay chấp nhận những gì xảy ra, mà là thấy rõ. Đôi khi những khổ đau, những khó khăn, sóng gió trong cuộc sống cũng là cần thiết, chúng giúp ta buông bỏ đi những nổ lực, cố gắng của bản ngã để thấy lại được sự trong sáng sẵn có ngay trong ta,
Cánh đồng trời
Nếu không có gió
Thổi tan mây mù
Thì trăng đâu thể
Vượt triền núi cao
(Kikigakishu)
2. Hiểu thương. Bao dung và từ ái phát xuất từ một sự hiểu và thương. Và thái độ từ ái ấy không phải chỉ giới hạn trong thiền tập, mà còn là một phương cách sống của ta nữa. Hãy mở rộng và bao dung lắng nghe những gì đang xảy ra, với một tâm không thành kiến, không phán xét. Được như vậy thì dù trên tọa cụ hay đi giữa cuộc đời, trong hoàn cảnh nào ta cũng sẽ có thể lắng nghe được nhau, giúp làm vơi bớt đi những khổ đau không cần thiết.
Vì vậy, xin bạn hãy lặng thinh
chỉ cần lắng nghe thôi.
Và nếu như bạn có gì cần muốn nói
xin cho tôi một vài phút
tôi hứa,
đến phiên bạn
sẽ lắng nghe với trọn một tấm lòng
Trích Ngắm Nhìn Tĩnh Tại
Tác giả: Nguyễn Duy Nhiên
Nhà xuất bản Phương Nam Book
Các tin tức khác
- Lòng từ bi và thế giới (25/09/2016 1:46)
- Học (25/09/2016 1:38)
- Thái độ cần có khi đọc kinh Phật (25/09/2016 1:36)
- Tiểu kinh nghiệp phân biệt (24/09/2016 1:48)
- Nhắc nhở tu học (24/09/2016 1:40)
- Chúng ta nên nhìn lại để tìm kiếm cho đúng thứ mà ta cần cho hạnh phúc (23/09/2016 1:14)
- Chửi mắng và lời dạy của đức Phật (23/09/2016 1:04)
- Ấn Độ: Hàng trăm nghìn tăng sĩ, phật tử dự lễ hội trên đỉnh Himalaya (23/09/2016 1:02)
- Tránh né vấn đề (22/09/2016 1:38)
- Vận động viên cử tạ ăn chay tại Olympics Rio 2016 (22/09/2016 1:30)