21/03/2017 1:00
Luôn mong muốn người khác làm theo ý mình, chính là cái sai lớn nhất mà chúng ta vô tình tự chuốc lấy nổi khổ cho bản thân. Vì vậy, đừng tham vọng thay đổi người khác!
Không ít lần, khi thấy con cái, vợ chồng hay bạn bè, những người xung quanh làm điều không đúng, trái quan điểm sống của mình, chúng ta thường muốn họ thay đổi ngay bằng những lời khuyên răn.
Và khi họ không làm theo ý mình, chúng ta tỏ ra giận dữ, đó là mấu chốt dẫn đến rạn nứt một mối quan hệ.
Ngoài ra, khi giận dữ, chúng ta dễ buông ra những lời chỉ trích không hay khiến đối phương tự ái và càng chống đối lại điều chúng ta mong muốn.
Đừng tham vọng thay đổi người khác
– Rất khó để thay đổi suy nghĩ và hành động của người khác. Bởi trên đời này, nếu dễ dàng thay đổi được người thì xã hội này không phức tạp và không có gia đình nào bất hạnh cả.
– Bởi nếu chúng sanh luôn biết hướng thiện và lãnh hội những điều hay lẽ phải thì Đức Phật thuở ấy cũng không phải nói rằng: Đời ác ngũ trược chúng sanh cang cường rất khó độ.
Đức Phật tuy là một bậc giác ngộ được Trời Người tôn xưng, suốt 49 năm hành đạo độ vô số chúng sanh, nhưng trong những bài kinh, chúng ta cũng biết được rằng:
Phật năng độ vô lượng vô biên, năng bất tận vô lượng chúng sanh giới.
Nghĩa là: Phật có thể độ vô lượng vô biên chúng sanh, nhưng không có khả năng độ tận tất cả những người không có nhân duyên với mình.– Vì thế, trong sử sách ghi lại, có những lúc Đức Phật phải nhờ: Ngài La Hầu La, Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất độ cho chúng sanh mà Ngài thấy họ có nhân duyên với đệ tử của Ngài.
Cho nên, ngay cả một vị Phật còn phải dừng bước trước sự cang cường, cố chấp của chúng sanh huống chi chúng ta, khó mà thay đổi được suy nghĩ của người khác. Người đời có câu: Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời, điều này cho thấy bản tính con người khó mà xoay chuyển được.
Vì sao con người khó thay đổi?
Mỗi con người khi sinh ra đều có cho mình cái tôi, cách sống riêng, mà người ta gọi đó là bản tính. Bản tính hay còn gọi là bản ngã được hình thành do nghiệp lực, những thói quen từ nhiều đời có được và dẫn dắt họ phải sống theo thói quen đó như một lẽ tự nhiên.
Chính vì bản ngã mà chúng ta thường luôn mặc định cho rằng mình đúng và ít chấp nhận sự thay đổi từ ai đó tác động vào. Phải nhớ một điều rằng: Cái đúng của người này không phải là cái đúng của người khác. Bởi cái đúng đó không thuộc về chân lý mà do cảm quan riêng từng người.
Bản ngã là thuộc tính riêng của con người. Nó rất khó thay đổi bởi đã được bảo vệ từ: ngã si ( Mê muội về bản ngã), ngã kiến (quan điểm sai lầm về bản ngã), ngã mạn (kiêu ngạo, tân bốc bản ngã), ngã ái (yêu mến đắm chấp bản ngã). Đó là vì sao việc cải nhau thường dẫn đến chuyện xô xát, vì sao khi dính mắt một điều gì đó, người ta bám nó cho đến chết.
Tâm lý của những người sống cố chấp thường là đau khổ. Bởi họ không nhận diện ra được cái sai để tránh nó. Có đôi khi họ nhận ra được cái sai, nhưng không biết cách nào thoát khỏi nên buông xuôi. Nhưng nếu bị chỉ trích, họ sẽ tự phản ứng lại theo bản năng, rồi tự ái và bảo thủ.
Làm sao để thuyết phục?
Nói như thế không có nghĩa là không có cách để khiến thay đổi một con người.
1. Đối với bản thân
Chúng ta phải hiểu rằng: Nếu chưa tu và chưa hiểu thì rất khổ vì nghiệp ràng buộc và dẫn dắt tất cả. Để thoát khỏi, chúng ta phải tự quay lại xem xét chính mình, cá tính đó, suy nghĩ đó và hành động đó tốt hay xấu, có cần thiết không dựa vào thước đo từ lời Phật dạy. Vì thường mình làm gì cũng thấy mình đúng cả.
2. Đối với người khác
Bản chất cơ bản của con người là ham vui sợ khổ. Nên khi muốn thay đổi ai đó, chúng ta không nên áp đặt, chỉ trích vì chắc chắn họ sẽ khó lòng làm theo ý của mình. Thay vào đó, hãy phân tích vấn đề mà họ đang cố chấp bằng những lý lẽ mang tính tích cực. Sau đó đưa ra nhiều sự lựa chọn khác để họ thấy được rằng: Điều mới đó có lợi hơn, tốt hơn điều họ đang cần.
Đừng nên đóng bít đi sự đam mê, hoài bão của ai đó dù biết rằng nó không hợp lý, mà phải khéo léo chuyển hướng điều đó để họ có sự lựa chọn, cân nhắc rồi tự thay đổi chính bản thân mình. Bởi không ai thay đổi cuộc đời của họ bằng chính họ. Còn nếu không thể thay đổi được họ, chúng ta cũng không nên quá bận tâm bởi giữa ta và họ không có đủ nhân duyên mà hãy nhờ đến người thứ khác tác động.
Chúng ta hãy học cách thay đổi người khác từ kinh Pháp Hoa phẩm “Phương Tiện”.
Kinh ghi lại rằng: Ông trưởng giả có một căn nhà đã cũ kỹ, mục nát và bị lửa đang thiêu cháy dần. Trong nhà này, những đứa con ông đang mê chơi mà ông bảo chúng không nghe để chạy ra thoát thân.
Ông bèn dùng cách là bảo với các con: Bên ngoài này có đủ các thứ xe, xe dê, xe hưu, xe trâu được trang hoàng lộng lẫy, êm ấm. Các con nghe được vội chạy ra và thế là chúng thoát nạn.
Điều này cũng có hai mặt mà chúng ta cần nên lưu ý: Ở đời, nếu một người có đạo đức sẽ dùng cái hấp dẫn hơn đưa người khác tốt đẹp hơn. Ngược lại, nếu người có thủ đoạn họ sẽ lấy cái hấp dẫn để dụ dỗ chúng ta đi vào sai lầm.
Một điều nữa, chúng ta cần nhận định rằng:
– Những người thường có tính ngang bướng, cố chấp, khó thay đổi là những người yếu đuối. Vì sao? Bởi họ không có đủ mạnh mẽ và nghị lực để điều phục lại tâm tính mà hướng đến cái thiện.
– Ngược lại, người mạnh mẽ chính là những người biết thay đổi, hoàn thiện mình theo hướng tốt đẹp. Vì điều đó không phải dễ! Cần phải có sự nhận định đúng đắn về vấn đề, thay đổi dần những thói quen do nghiệp dẫn từ lâu để dần lột xác thành con người lương thiện.
Chẳng hạn như: Người lỡ vướng vào ăn chơi xa đọa, những tội phạm khi được ra tù,..họ biết quay đầu hướng thiệt, bất chấp những lời dị nghị của xã hội. Chính những con người như thế không những được xã hội kính trọng mà Đức Phật cũng quý mến.
Cho nên Ngài dạy rằng: Có 2 hạnh người cần phải kính trọng: Một là người không có lỗi lầm. Hai là người có lỗi mà biết sửa lỗi. Và chắc chắn rằng trên thế gian này, không ai sống mà không tạo lỗi cả!
Và khi họ không làm theo ý mình, chúng ta tỏ ra giận dữ, đó là mấu chốt dẫn đến rạn nứt một mối quan hệ.
Ngoài ra, khi giận dữ, chúng ta dễ buông ra những lời chỉ trích không hay khiến đối phương tự ái và càng chống đối lại điều chúng ta mong muốn.
Đừng tham vọng thay đổi người khác
– Rất khó để thay đổi suy nghĩ và hành động của người khác. Bởi trên đời này, nếu dễ dàng thay đổi được người thì xã hội này không phức tạp và không có gia đình nào bất hạnh cả.
– Bởi nếu chúng sanh luôn biết hướng thiện và lãnh hội những điều hay lẽ phải thì Đức Phật thuở ấy cũng không phải nói rằng: Đời ác ngũ trược chúng sanh cang cường rất khó độ.
Đức Phật tuy là một bậc giác ngộ được Trời Người tôn xưng, suốt 49 năm hành đạo độ vô số chúng sanh, nhưng trong những bài kinh, chúng ta cũng biết được rằng:
Phật năng độ vô lượng vô biên, năng bất tận vô lượng chúng sanh giới.
Nghĩa là: Phật có thể độ vô lượng vô biên chúng sanh, nhưng không có khả năng độ tận tất cả những người không có nhân duyên với mình.– Vì thế, trong sử sách ghi lại, có những lúc Đức Phật phải nhờ: Ngài La Hầu La, Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất độ cho chúng sanh mà Ngài thấy họ có nhân duyên với đệ tử của Ngài.
Cho nên, ngay cả một vị Phật còn phải dừng bước trước sự cang cường, cố chấp của chúng sanh huống chi chúng ta, khó mà thay đổi được suy nghĩ của người khác. Người đời có câu: Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời, điều này cho thấy bản tính con người khó mà xoay chuyển được.
Vì sao con người khó thay đổi?
Mỗi con người khi sinh ra đều có cho mình cái tôi, cách sống riêng, mà người ta gọi đó là bản tính. Bản tính hay còn gọi là bản ngã được hình thành do nghiệp lực, những thói quen từ nhiều đời có được và dẫn dắt họ phải sống theo thói quen đó như một lẽ tự nhiên.
Chính vì bản ngã mà chúng ta thường luôn mặc định cho rằng mình đúng và ít chấp nhận sự thay đổi từ ai đó tác động vào. Phải nhớ một điều rằng: Cái đúng của người này không phải là cái đúng của người khác. Bởi cái đúng đó không thuộc về chân lý mà do cảm quan riêng từng người.
Bản ngã là thuộc tính riêng của con người. Nó rất khó thay đổi bởi đã được bảo vệ từ: ngã si ( Mê muội về bản ngã), ngã kiến (quan điểm sai lầm về bản ngã), ngã mạn (kiêu ngạo, tân bốc bản ngã), ngã ái (yêu mến đắm chấp bản ngã). Đó là vì sao việc cải nhau thường dẫn đến chuyện xô xát, vì sao khi dính mắt một điều gì đó, người ta bám nó cho đến chết.
Tâm lý của những người sống cố chấp thường là đau khổ. Bởi họ không nhận diện ra được cái sai để tránh nó. Có đôi khi họ nhận ra được cái sai, nhưng không biết cách nào thoát khỏi nên buông xuôi. Nhưng nếu bị chỉ trích, họ sẽ tự phản ứng lại theo bản năng, rồi tự ái và bảo thủ.
Làm sao để thuyết phục?
Nói như thế không có nghĩa là không có cách để khiến thay đổi một con người.
1. Đối với bản thân
Chúng ta phải hiểu rằng: Nếu chưa tu và chưa hiểu thì rất khổ vì nghiệp ràng buộc và dẫn dắt tất cả. Để thoát khỏi, chúng ta phải tự quay lại xem xét chính mình, cá tính đó, suy nghĩ đó và hành động đó tốt hay xấu, có cần thiết không dựa vào thước đo từ lời Phật dạy. Vì thường mình làm gì cũng thấy mình đúng cả.
2. Đối với người khác
Bản chất cơ bản của con người là ham vui sợ khổ. Nên khi muốn thay đổi ai đó, chúng ta không nên áp đặt, chỉ trích vì chắc chắn họ sẽ khó lòng làm theo ý của mình. Thay vào đó, hãy phân tích vấn đề mà họ đang cố chấp bằng những lý lẽ mang tính tích cực. Sau đó đưa ra nhiều sự lựa chọn khác để họ thấy được rằng: Điều mới đó có lợi hơn, tốt hơn điều họ đang cần.
Đừng nên đóng bít đi sự đam mê, hoài bão của ai đó dù biết rằng nó không hợp lý, mà phải khéo léo chuyển hướng điều đó để họ có sự lựa chọn, cân nhắc rồi tự thay đổi chính bản thân mình. Bởi không ai thay đổi cuộc đời của họ bằng chính họ. Còn nếu không thể thay đổi được họ, chúng ta cũng không nên quá bận tâm bởi giữa ta và họ không có đủ nhân duyên mà hãy nhờ đến người thứ khác tác động.
Chúng ta hãy học cách thay đổi người khác từ kinh Pháp Hoa phẩm “Phương Tiện”.
Kinh ghi lại rằng: Ông trưởng giả có một căn nhà đã cũ kỹ, mục nát và bị lửa đang thiêu cháy dần. Trong nhà này, những đứa con ông đang mê chơi mà ông bảo chúng không nghe để chạy ra thoát thân.
Ông bèn dùng cách là bảo với các con: Bên ngoài này có đủ các thứ xe, xe dê, xe hưu, xe trâu được trang hoàng lộng lẫy, êm ấm. Các con nghe được vội chạy ra và thế là chúng thoát nạn.
Điều này cũng có hai mặt mà chúng ta cần nên lưu ý: Ở đời, nếu một người có đạo đức sẽ dùng cái hấp dẫn hơn đưa người khác tốt đẹp hơn. Ngược lại, nếu người có thủ đoạn họ sẽ lấy cái hấp dẫn để dụ dỗ chúng ta đi vào sai lầm.
Một điều nữa, chúng ta cần nhận định rằng:
– Những người thường có tính ngang bướng, cố chấp, khó thay đổi là những người yếu đuối. Vì sao? Bởi họ không có đủ mạnh mẽ và nghị lực để điều phục lại tâm tính mà hướng đến cái thiện.
– Ngược lại, người mạnh mẽ chính là những người biết thay đổi, hoàn thiện mình theo hướng tốt đẹp. Vì điều đó không phải dễ! Cần phải có sự nhận định đúng đắn về vấn đề, thay đổi dần những thói quen do nghiệp dẫn từ lâu để dần lột xác thành con người lương thiện.
Chẳng hạn như: Người lỡ vướng vào ăn chơi xa đọa, những tội phạm khi được ra tù,..họ biết quay đầu hướng thiệt, bất chấp những lời dị nghị của xã hội. Chính những con người như thế không những được xã hội kính trọng mà Đức Phật cũng quý mến.
Cho nên Ngài dạy rằng: Có 2 hạnh người cần phải kính trọng: Một là người không có lỗi lầm. Hai là người có lỗi mà biết sửa lỗi. Và chắc chắn rằng trên thế gian này, không ai sống mà không tạo lỗi cả!
Thích Phước Tiến
Các tin tức khác
- Trạng thái bệnh của tâm lý (20/03/2017 2:06)
- Những bình minh hạnh phúc (20/03/2017 1:28)
- Sanh về đâu là do mình (19/03/2017 1:36)
- Ở đời và đi tu (19/03/2017 1:30)
- 9 điều cần nhớ trong cuộc sống này (18/03/2017 2:37)
- Phạm hạnh của thí chủ quyết định phước báu cúng dường (17/03/2017 1:09)
- Cần hiểu đúng về chữ Tu trong Phật giáo (17/03/2017 1:03)
- Làm chủ thân tâm (16/03/2017 1:15)
- Cùng bạn đi lễ chùa (15/03/2017 2:20)
- Rác làm đẹp cho hoa (15/03/2017 2:18)