Đức Phật cũng từng nói rằng đó chính là toàn thể lời dạy của tất cả các chư Phật từ ngàn xưa đến nay. Ngài nói rằng, chỉ cần nghe một câu ấy thôi "Sabbe dhamma nalam abhinivesaya" là ta đã nghe trọn vẹn hết tất cả Phật pháp, thực hành bấy nhiêu thôi là thực hành hết tất cả, và thành đạt được bấy nhiêu thôi là thành đạt hết tất cả.
Vì vậy ta đừng bao giờ sợ rằng biển Pháp mênh mông quá và ta không thể nào hiểu được hết. Khi đức Phật so sánh những gì Ngài biết nhiều như lá trong rừng, với lại những gì Ngài dạy cho các đệ tử mình thực hành, nhiều như lá trong một nắm tay, số lá trong nắm tay ấy chính là lời dạy này: không nắm bắt hay dính mắc vào bất cứ một điều gì và cho đó là tôi hay là của tôi.
"Chỉ nghe bấy nhiêu thôi là ta đã nghe hết tất cả," vì tất cả những giáo Pháp khác đều có mặt trong đó. Tất cả những gì đức Phật dạy không có một điều gì lại không liên quan đến khổ đau và con đường chấm dứt khổ đau. Nắm bắt và dính mắc là nguyên nhân của khổ đau, dukkha. Khi nào có sự nắm bắt và dính mắc là khi ấy có khổ đau. Và khi nào không còn sự nắm bắt và dính mắc nữa thì khi ấy sẽ không có khổ đau. Sự thực tập ở đây là làm sao để ta chuyển hóa sự nắm bắt và dính mắc của mình trở thành một tánh-không, để nó sẽ không bao giờ còn khởi lên nữa. Bấy nhiêu đó thôi là đầy đủ rồi. Không còn gì khác hơn để làm nữa.
Nguyễn Duy Nhiên
Các tin tức khác
- Chân thật và giả dối (25/06/2017 1:20)
- Không nên nói lời giả dối (24/06/2017 12:45)
- Phật dạy tu trong cảnh nghèo khó (23/06/2017 12:43)
- Biết vươn lên vượt qua số phận (22/06/2017 1:23)
- Thiền Định - Dưỡng Chất Chuyển Hóa Tâm (21/06/2017 12:45)
- Ba điều nên nhớ trong cuộc sống (21/06/2017 12:29)
- Quá khứ đã qua, tương lai chưa đến, hãy sống trong giây phút hiện tại (20/06/2017 1:23)
- Nhìn trái mà thấy người (20/06/2017 1:19)
- Bất thối tâm (19/06/2017 1:13)
- Thiền - lắng nghe dòng suy nghĩ (19/06/2017 12:50)