5/07/2017 2:16
Nếu ai đến thăm thiền viện Obaku ở Kyoto đều nhìn thấy một bảng gỗ khắc chữ đại triện "Nhất Ðế" trên cổng. Ðối với người biết thưởng thức lối viết chân phương ai cũng đều tấm tắc khen ngợi là một tuyệt tác. Nó được viết bởi thiền sư Kosen hai trăm năm trước.
Thực ra ngài viết trên giấy, rồi nghệ nhân mới dựa theo khắc trên gỗ thật lớn. Khi Kosen viết thảo thì một thiền sinh đã đứng bên cạnh mài cả hàng mấy hủ mực lớn tướng, và cũng bạo dạn không ngừng phê bình lối viết của sư phụ.
"Chưa được," Y thưa với Kosen sau bản thứ nhất.
"Cái này thì thế nào?
"Còn kém, tệ hơn bản trước nữa," đệ tử phê.
Kesen kiên nhẫn viết bản này qua bản khác cho đến khi đếm được tám mươi tư bản với chữ "Nhất Ðế" chồng chất mà đệ tử vẫn chê.
Ðến một lúc thiền sinh trẻ kia bước ra ngoài trong chốc lát, Kosen nghĩ: "Bây giờ là lúc ta thoát ra khỏi cái dòm chừng của nó," và ngài phóng bút viết liền tay với tâm thơ thới chữ "Nhất Ðế." Quay vào, người đệ tử reo lên: "Tuyệt tác."
Trích 101 câu chuyện thiền
Các tin tức khác
- Hành động và tướng mạo có thể thay đổi được ( 5/07/2017 1:13)
- Những cuộn sóng lớn ( 4/07/2017 1:01)
- Đạo lý chân thật qua lời nói ( 4/07/2017 12:57)
- Phật dạy tu trong lúc uống, ăn ( 3/07/2017 1:12)
- Làm sao để có hạnh phúc? ( 2/07/2017 1:54)
- Tìm thấy viên ngọc trên đường bùn ( 2/07/2017 1:44)
- Chẳng thể chữa trị ( 1/07/2017 12:35)
- Cần có sức mạnh và sự rõ ràng ( 1/07/2017 12:33)
- Chấp là nguồn gốc của đau khổ (30/06/2017 1:07)
- Tim ta nóng như lửa (30/06/2017 1:04)