Có hai vị Tăng tranh luận về nghĩa “gió và lá phướn”; kẻ nói gió động, người nói phướn động, tranh cãi không ngừng, Huệ Năng chen vào nói: “Chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động, mà tâm các ông động”. Cả chúng đều ngạc nhiên.
Ấn Tông mời Năng ra ngồi trên cao tòa, hỏi những nghĩa lý thâm sâu, thấy Huệ Năng lời gọn mà đúng lý, chẳng do văn tự.
Ấn Tông nói: “Hành giả ắt chẳng phải người thường, lâu nay đã nghe Y Pháp Huỳnh Mai về Nam, có phải là hành giả chăng?
Huệ Năng nói: “Không dám”.
Ấn Tông liền đảnh lễ, xin thỉnh Y Bát ra cho đại chúng xem.
Ấn Tông hỏi rằng: “Sự phó chúc của Huỳnh Mai truyền thọ như thế nào?”
Huệ Năng nói: “Truyền thọ thì không, chỉ cần kiến tánh, chẳng cần thiền định giải thoát”.
Ấn Tông hỏi: “Tại sao chẳng cần thiền định giải thoát?”
Đáp: “Vì đó là nhị pháp, chẳng phải Phật Pháp, Phật Pháp là pháp bất nhị”.
Ấn Tông lại hỏi: “Thế nào là Pháp Bất Nhị của Phật Pháp?”
Đáp: “Pháp Sư giảng Kinh Niết Bàn, đã rõ Phật tánh là Pháp Bất Nhị của Phật Pháp! Như trong Kinh Niết Bàn nói: “Cao Quý Đức Vương Bồ Tát bạch Phật rằng: Phạm tứ trọng cấm (bốn giới trọng nhất trong giới Tỳ kheo, giống như người thế gian phạm tội tử hình), làm tội ngũ nghịch và nhất xiển đề, phải bị đoạn dứt thiện căn Phật tánh không? Phật nói: Thiện căn có hai, một là thường, hai là vô thường, Phật tánh phi thường phi vô thường, nên chẳng đoạn dứt gọi là bất nhị. Một là thiện, hai là bất thiện, Phật tánh phi thiện, phi bất thiện, gọi là bất nhị. Uẩn và Giới, phàm phu thấy cho là nhị, người trí liễu đạt thì biết tánh ấy bất nhị, tánh bất nhị tức là Phật tánh vậy”.
Ấn Tông nghe xong hoan hỷ chấp tay rằng: “Tôi giảng kinh như gạch nát ngói bể, ông giảng nghĩa cũng như vàng ròng”
Do đó, vì Huệ Năng xuống tóc, nguyện thờ làm Thầy.
Huệ Năng bèn ở nơi gốc cây Bồ Đề khai giảng pháp môn Đông Sơn (Ngũ Tổ): “Huệ Năng đắc pháp nơi Đông Sơn, chịu nhiều cay đắng, gặp nhiều nguy hiểm, tánh mạng tựa như chỉ mành, hôm nay được cùng các quan, các Tăng Ni đạo tục đồng tụ tại hội này, là do quá khứ nhiều kiếp cúng dường chư Phật, cùng gieo thiện căn mới được nghe cái nhơn đắc pháp và pháp Đốn Giáo kể trên. Giáo pháp là do bậc Thánh xưa truyền lại, chẳng phải tự trí của Huệ Năng. Người muốn nghe giáo pháp của bậc Thánh xưa, phải làm cho tâm thanh tịnh (trong sạch), nghe rồi phải tự đoạn trừ nguồn gốc nghi ngờ giống như các bậc Thánh xưa chẳng có khác biệt”.
Đại chúng nghe pháp xong hoan hỷ đảnh lễ lui ra.
Trích "Kinh Pháp Bảo Đàn" - Phẩm Thứ Nhất
Các tin tức khác
- Sống trong thế gian với Phật pháp ( 8/08/2018 12:27)
- Thiền sư Duy Nghiễm - Dược Sơn (751-834) ( 8/08/2018 12:26)
- Món nợ đời người ( 8/08/2018 12:18)
- Lợi ích của việc nghĩ tốt cho người ( 7/08/2018 12:27)
- Thấy nghe mà không dính mắc ( 7/08/2018 12:21)
- Lời Nói Ðùa Và Qủa Báo ( 6/08/2018 2:43)
- Làm gì khi bị lớn tiếng trách mắng nạt nộ ( 5/08/2018 3:57)
- Việc ác vừa nghĩ, quỷ thần đều biết ( 5/08/2018 3:56)
- Hai mặt ( 5/08/2018 3:55)
- Thiền sư Hoài Nhượng khai thị cho Ngài Đạo Nhất ( 4/08/2018 12:45)