Cấp tu cấp ngộ

17/09/2018 3:03
Cư sĩ Phóng Ngưu, người Hàng Châu, họ Dư, tham học với Thiền sư Vân Môn Huệ Khai, ở Long Hưng, Hoàng Long.

Vào năm Thuần Hữu (1241-1253), đời vua Tống Lý Tông, thời Nam Triều, được khai ngộ. Ông có viết một đoạn văn như vậy: “Người thông minh trên đời mới nghe qua một lần việc ‘sanh tử sự đại’ này liền dùng Tâm – Ý – Thức để lý giải, cho rằng như vậy là đã nhận thức được bổn lai, hiểu được bổn tánh, cho nên, giống như đem hình nộm mà làm người thật, chính như bài kệ của Thiền sư Trường Sa Cảnh Sầm hiệu Chiêu Hiền, ở Hồ Nam đã nói:

    Hc đo chi nhân bt thc chân

    Chỉ vi tùng lai nhận thức thần

    Vô thu kiếp lai sanh t bn

    Si nhân hoán tác bổn lai nhân.

    Tạm dịch:

    Học đạo lâu nay chẳng tỏ nguồn

    Chỉ vì tâm thức nhận biết suông

    Gốc rễ tử sanh vô thỉ kiếp

    Đào lên trồng xuống vẫn in tuồng.

Và ngài Vĩnh Gia Huyền Giác đại sư cũng nói: “Tổn tài pháp, giảm công đức, không có cái nào không do tâm-ý-thức này”. Cho nên, chủ đích của Thiền tông là xa lìa tâm ý thức mà tham thiền. Như trong kinh Lăng Nghiêm có nói: “Dẹp bỏ hết mọi thứ thấy nghe hay biết, bên trong giữ lấy sự vắng vẻ thanh nhàn, như pháp trần phân biệt cảnh sự”. Phải nghiên cứu tinh chuyên ý nghĩa huyền diệu cho sáng tỏ, rốt ráo giác ngộ, nếu không được như vậy thì đợi đến lúc lâm chung, hồn lìa khỏi xác mới đến xin lão Diêm vương: ‘Hãy đợi tôi một lát, để tôi thanh lọc thanh tâm, nhiếp phục vọng niệm đã rồi sau xin đi với ông’! Muộn màng như vậy, ngàn vạn lần không được. Phải nhanh chóng tu học, sớm được khai ngộ mới tốt. 

Mấy lời nói này của cư sĩ Phóng Ngưu có thể nói là cảnh tỉnh người học đạo! Nếu thực sự là người đại triệt đại ngộ thì họ sống một cuộc đời thong dong tự tại, cái gọi là ‘bát phong’ thổi không lay động, vô thường sanh tử, an nhiên tự tại, không vội vàng, không sợ hãi, hà tất phải đợi thanh lọc tâm, nhiếp vọng niệm, miễn cưỡng xin thoái thác ư? Cho nên, điều gọi là ‘cấp tu cấp ngộ’, chúng ta là người tu hành nên nỗ lực tìm cầu giác ngộ chứ không nên phí thời gian vào những việc không đưa đến giải thoát, mắc công uổng phí đời tu.

 

 

Trích "Gương sáng người xuất gia"

Các tin tức khác

Back to top