Bất giác ông để sách xuống thở dài và than: “Ôi! Lợi thật là đầu mối của sự loạn lạc. Vì vậy đức Phu Tử ít nói đến lợi, mà ngài thường nói về cách đề phòng cội gốc của nó mà thôi. Cội gốc tức là đầu mối, cái tệ tham lợi của người tôn quý cũng như cái tệ tham lợi của những người bần tiện không biết lấy gì mà phân biệt được. Tại nơi công, tham lợi, không minh thì pháp luật loạn. Tại nơi tư, dối trá lấy lợi thì công việc loạn. Công việc loạn thì người người tranh nhau sinh bất bình. Pháp luật loạn thì dân oán chẳng cùng. Sự oan trái đấu tranh không nghĩ gì đến sự chết chóc từ đó phát sinh. Đó chẳng phải lợi thực là đầu mối của sự loạn lạc sao? Thánh hiền thường răn việc bỏ lợi, tôn trọng nhân nghĩa, đời sau có người cậy vào lợi mà lừa nhau, làm thương tổn phong hoá, bại hoại chính giáo rất nhiều. Họ công nhiên thực hành đường lối tranh lợi của họ, họ muốn chỉnh lại phong tục thiên hạ để cho thiên hạ không bị phiêu bạt thì ý muốn ấy có thể được chăng ?
Ở đây nói về nghĩa và lợi. Điều này mới nghe qua thấy như việc ở thế gian, nhưng thực sự rất cần thiết trong đời sống đạo của chúng ta. Cho nên thời nguyên thủy, đức Phật đặt ra quy chế Lục hòa, lấy sáu pháp căn bản này để xây dựng tăng đoàn vững mạnh, an hòa. Trong sáu điều đó có một điều rất quan trọng là lợi hoà đồng quân. Bởi vì từ lợi xảy ra biết bao nhiêu nguy hại, phá hoại đời sống thanh tịnh của tăng già. Vì vậy ngài khuyên chúng ta đừng dấy niệm chạy theo lợi lộc. Bởi lẽ chạy theo nó chúng ta sẽ đánh mất mình, sẽ không còn thì giờ tu tập, học hỏi đạo lý.
Chúng ta đã biết lợi là đầu mối của nguy hại, nhất là đối với người xuất gia, nên phải dè dặt cảnh giác về cái lợi, đặc biệt những cái lợi phi pháp thì đừng có nhắm mắt chạy theo. Người tu mà còn thích chạy theo lợi lộc, thì dù có nói hay đến đâu, phần nội tại bên trong cũng không vững. Đã không có nội tại vững vàng thì chưa thể xứng đáng là đệ tử của Phật. Ở đây nếu chúng ta không được trau dồi, học tập thì cũng dễ vướng mắc nó lắm. Cho nên đối với lợi, lúc nào mình cũng phải cảnh giác.
Tốt hơn hết là đừng đặt cái lợi vào đời sống của chúng ta, mà phải có nghĩa, phải hy sinh, còn cái lợi thì xin cống hiến cho xã hội, chúng ta không màng tới nó làm chi. Cuộc sống của người xuất gia là cuộc sống giải thoát, thanh tịnh. Muốn được thanh tịnh, giải thoát thì phải buông, phải dừng tất cả những dấy niệm về lợi danh, gan dạ buông bỏ một cách mạnh mẽ, đừng có tiếc gì hết, như vậy chúng ta mới ổn được.
Trích NGHIÊM HUẤN TÙNG LÂM - Lời Dạy của Hòa Thượng Minh Giáo Tung (Theo Thường Chiếu)
Các tin tức khác
- Lễ Hằng Thuận là gì, xuất xứ và ý nghĩa của Lễ Hằng thuận ra sao (23/11/2018 1:11)
- Tâm hơn thua (22/11/2018 3:46)
- Đạo đức (22/11/2018 3:44)
- Lời khuyên của đức Phật (21/11/2018 3:46)
- Suy nghiệm lời Phật: Khéo nghĩ (21/11/2018 3:32)
- Tiếng rống sư tử trên tảng đá (20/11/2018 4:27)
- Không có miệng để thuyết pháp (20/11/2018 4:26)
- Hai mặt của hiện thực (20/11/2018 4:25)
- Nghi ngờ (19/11/2018 4:12)
- Tại sao chúng ta phải ngồi Thiền? (19/11/2018 4:10)