Nhẫn nhục và cảm thông

8/04/2019 8:20
Nhẫn nhục thì trái ngược với phẫn nộ và là một đức tính rất được đề cao trong đạo Phật. Nhưng thỉnh thoảng, chúng ta bị những người khác lợi dụng khi đang thực tập nhẫn nhục. Trong trường hợp đó, chúng ta phải làm thế nào? Một vài người e ngại rằng khi họ tử tế hay nhẫn nhục thì người khác sẽ lợi dụng họ. Tôi nghĩ họ đã hiểu nhầm về nghĩa của hai từ nhẫn nhục và cảm thông.

Nhẫn nhục và cảm thông không có nghĩa là bạn để cho người khác lợi dụng bạn, càng không có nghĩa là bạn cho phép người khác làm tổn thương và hạ gục bạn. Đó là nhu nhược chứ không phải cảm thông. Nhẫn nhục có nghĩa là bình tĩnh khi đối mặt với khổ đau và tổn thương, chứ chẳng phải giống như người nhu nhược. Bạn có thể tử tế nhưng đồng thời cứng rắn, nghiêm nghị, tôn trọng nhân cách và giá trị của bản thân. Ngoài ra bạn biết điều gì nên và không nên là trong tình huống này. Nếu bạn nhìn nhận một cách sáng suốt như thế, người ta sẽ không thể lợi dụng bạn được.

Ngược lại, nếu bạn sợ hãi, người khác sẽ nhận ra và lợi dụng nó. Nếu bạn cố gắng làm hài lòng người khác và thực hiện theo những gì họ muốn để được họ thích, thì bạn sẽ bị lợi dụng ngay. Vì bạn không có chính kiến rõ ràng, thông suốt, và bị trói buộc bởi ý muốn nhận được sự ủng hộ từ người khác. Nhưng khi thật sự nhẫn nhục và minh mẫn, bạn sẽ có một năng lượng khác biệt. người khác sẽ không còn lợi dụng bạn nữa, và thậm chí nếu có, bạn sẽ ngăn họ lại và nói “Không, điều đó chẳng thích hợp”.


Ni sư Thubten Chodron
Nhuận Ngọc dịch



Các tin tức khác

Back to top