1/09/2019 8:06
Khiêm tốn là đức hạnh tu dưỡng cao siêu mà ai cũng phải học suốt đời. Khiêm tốn trong việc học, việc tu thân dưỡng tính, việc giao tiếp giữa người với người.
Càng học cao học rộng thì càng phải khiêm tốn. Còn nếu học nhiều mà đối xử tự cao, khinh khi với cha mẹ, anh em, thầy cô, người thân... thì bản thân sẽ trở thành liều thuốc độc gây hại, đánh mất vầng hào quang trong mắt người xung quanh và tự chuốc lấy đau khổ.
Con người dù giàu hay nghèo, nhưng học được cách lắng nghe, khiêm tốn trong từng lời nói cử chỉ thì chắc chắn sẽ được người khác kính nể, yêu quý. Đó chính là phúc báo.
Còn nói quá nhiều, lại nói những lời vô ích, tự cao tự đắc, đơm đặt bịa chuyện thì chỉ khiến người khác chán ghét, coi thường. Đó chính là nghiệp báo.
Phật dạy, nền tảng của lương thiện là khiêm tốn, khởi nguồn của tà ác chính là ngạo mạn. Lúa càng chín càng rũ đầu cúi thấp, nói lời khiêm tốn chính là một cảnh giới của sự tu dưỡng.
Người xưa có câu: Người đại tài có bản lĩnh thì không bao giờ nổi nóng, người trung tài có bản lĩnh đôi lúc sẽ nổi nóng; còn kẻ bất tài thì không có bản lĩnh và luôn nóng nảy.
St
Các tin tức khác
- Phải có lòng bao dung ( 1/09/2019 8:04)
- Những câu nói của Steve Jobs (31/08/2019 8:23)
- 20 câu nói muôn đời giá trị của Thiền sư Thích Nhất Hạnh (30/08/2019 8:29)
- Không hỏi đúng sai, chỉ cần tự hỏi lòng không thấy hổ thẹn (29/08/2019 8:27)
- Chữ “Phàm - 凡”: Giữ tâm thái bình an (28/08/2019 6:33)
- Học cách buông bỏ quá khứ (28/08/2019 6:29)
- Hãy dũng cảm đối diện với nỗi sợ hãi (27/08/2019 8:22)
- Tp. HCM: Chùa Hưng Long Khánh tuế Hòa Thượng Thích Như Tín 82 tuổi (27/08/2019 6:54)
- Ba không hỏi (26/08/2019 5:53)
- Phước đức lớn nhất (25/08/2019 6:02)