Ðầu bảo đuôi: - Ta đây thật đáng làm lớn.
Ðuôi nói lại: - Chính ta mới thật là lớn.
Ðầu nói: - Ta có tai để nghe, có mắt để thấy, có miệng để ăn đầy đủ trí hiểu biết, lúc nào nên đi, lúc nào không nên đi, chỗ nào nên tiến, chỗ nào nên thoái và khi nào ta cũng đi trước. Còn mày, mày làm sao có những điều kiện đó mà đòi làm lớn vậy ta làm lớn mới đúng.
Ðuôi không chịu nghe, cãi lại:
- Như mày nói tao không có những điều kiện ấy, thì thôi cũng đành được đi, nhưng mày nên nhớ rằng khi nào tao khiến mày đi thì mày mới được đi, chứ đâu phải mày muốn là được. Nếu không muốn đi, tao dùng thân tao quấn chặt vào cây luôn 3 ngày, thì xem mày có bò đi và tìm thức ăn được không, hay bị đói khát mà chết khô, rồi bị người ta xách đầu về ăn thịt.
Ðầu nghe đuôi ngụy biện lớn lối như vậy, không biết phải nói như thế nào để đuôi hiểu cho phải, nên buồn rầu bảo đuôi:
- Này đuôi, thôi mày nói như thế tao xin chịu thua. Vậy tao cho mày làm lớn mày hãy đi trước đi.
Ðuôi nghe đầu chịu thua, lòng mừng phấn khởi, ngoắt đuôi phóng ngay nhưng vì chẳng thấy đường nên cứ bò quàng, bò xiên bậy bạ không đường lối, cuối cùng bị rơi xuống hầm lửa chết tươi.
ST
Các tin tức khác
- Châm ngôn Phật pháp ứng dụng (16/10/2013 1:42)
- Chuyện một người nghèo (14/10/2013 11:55)
- Lễ Hằng thuận nét văn hóa đặc thù trong lễ cưới của người con Phật (13/10/2013 12:21)
- Niềm vui của người tỉnh thức phần 2 (12/10/2013 12:43)
- Niềm vui của người tỉnh thức phần 1 (12/10/2013 12:42)
- Số một không nhỏ bé (12/10/2013 12:27)
- Dạy khỉ nói (10/10/2013 10:20)
- Hãy sống trong hạnh phúc dù cuộc đời không như mơ (10/10/2013 3:18)
- Kho tàng chôn giấu ( 8/10/2013 11:48)
- Cảm ơn cuộc sống ( 8/10/2013 12:10)