Học nói

22/06/2021 1:00
Trong bài “Im lặng”, Chu Tự Thanh đã từng viết một câu thế này: “Lời nói của bạn nên giống như những ngôi sao trên bầu trời đêm, không nên giống như tiếng pháo giao thừa. Vì có ai thích nghe tiếng pháo đốt cả ngày?”

Có một học trò từng hỏi: “Nói nhiều và nói ít, cái nào tốt hơn?” 

Khi đó thầy giáo đã trả lời: “Ếch và ruồi đều kêu không ngừng cả ngày lẫn đêm đến nỗi muốn khát khô cổ họng, nhưng có ai nguyện ý nghe chúng kêu hay không? Trong khi gà trống chỉ gáy vào buổi sáng, mọi người trên thế giới đều nghe tiếng nó mà thức dậy. Qua đây ta thấy được, nói nhiều có tác dụng gì không? Nói nhiều không phải là hay, quan trọng nhất là lựa đúng lời, đúng thời điểm để nói.” 

Khi cảm xúc không tốt, đợi lát hẳn nói. 

Khi không nắm chắc, đợi khi nào có bằng chứng rõ ràng hãy nói. 

Khi có việc gấp, cố gắng bình tĩnh, nói ít hiểu nhiều. 

Khi không cần thiết, không cần nói thêm. 

Thứ không nên nói thì đừng nói mò, không thể nói thì đừng bịa đặt, không biết nói thì đừng nói bừa. 

Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói, nắm vững chừng mực, mới có thể làm nổi bật sự quyến rũ của ngôn ngữ. 



St

Các tin tức khác

Back to top