Biết điểm dừng

10/07/2022 1:02
Trong “Kinh Dịch” có nói: “Khi nào dừng thì dừng, khi nào hành thì hành”, nghĩa là biết lựa sức mình, dừng lại đúng lúc và đúng thời điểm, như vậy tiền đồ mới có thể tươi sáng. Nếu không biết điểm dừng, thì cuối cùng cũng tự rước họa vào thân.

Có một vị thiền sư tu hành trên núi, nổi tiếng xa gần, rất nhiều người xuống núi tìm ông để cầu Đạo.

Ngày nọ, có một cậu thanh niên ghé thăm, đúng lúc thấy vị thiền sư đang gánh nước lên núi. Cậu quan sát lượng nước trong hai thùng gỗ của Thiền sư không đầy, chỉ có một nửa, liền thấy rất tò mò, cậu liền hỏi vị Thiền sư: “Tại sao Ngài không đổ thêm nước?”

Vị thiền sư mỉm cười, và nói với cậu thanh niên: “Con xem, ta đã đổ vừa lượng nước vào hai cái xô. Nếu như ta đổ đầy sẽ rất khó di chuyển, trên đường đi nước sẽ dễ bị tràn ra. Nếu thêm lượng nước là ngoài khả năng cũng như nhu cầu của ta”.

Cậu thanh niên suy ngẫm hồi lâu rồi hiểu ra: Một người có thể làm bao nhiêu thì làm bấy nhiêu, tất cả đều tùy sức mà lành, nếu quá phạm vi năng lực của bản thân, thì cuối cùng sẽ tự chuốc lấy thất bại mà thôi. Làm người, không chỉ cần biết bản thân mình thực sự cần gì, mấu chốt là cần biết khả năng của bạn thân ở đâu.

Khi về già, cần hiểu rằng sức khỏe đã không thể như trước, đừng cố tỏ ra cứng cỏi trước mặt mọi người, mệt rồi thì hãy cho phép bản thân được nghỉ ngơi, khi dục vọng nhiều quá, hãy hiểu rằng thực lực của bản thân không đủ, lúc đó, hãy nên tự hạ thấp đi tiêu chuẩn và kì vọng của bản thân, thay vì là cứ chấp nhất vào con đường và mục tiêu “quá sức” đối với chính mình.

Biết điểm dừng không phải là hèn nhát hay yếu nhược, đôi khi cũng là một sự dũng cảm. Chính là “khi cần làm thì hãy làm, khi cần dừng thì hãy dừng”, cần lựa sức mình.

Trên thế gian này, danh lợi là vô biên, phiền phức cũng đầy rẫy, khó nạn liên miên, chỉ có cách “biết người, lượng sức mình”, biết cách dừng lại đúng thời điểm, như vậy mới có thể tìm được chốn bình yên trong tâm hồn.


St

Các tin tức khác

Back to top