Đừng tranh khi giận

22/10/2022 8:13
Vào thời nhà Tống, có một tể tướng tên là Phú Bật, là người nổi tiếng với tài tranh luận. Một ngày nọ, trên đường có một học giả nghèo chặn đường, đứng trước mặt Phú Bật và nói: “Nghe nói ông là người rất hoạt ngôn và giỏi tranh luận, tôi hỏi ông một câu hỏi này được không?”

Phú Bật biết rằng, vị này không có ý tốt, nhưng không thể ngăn ông ta nói, Phú Bật đành phải lắng nghe. Vị học giả nói: “Nếu có người mắng chửi ông, ông sẽ làm thế nào?”

Phú Bật trẻ lời: “Lúc đó tôi sẽ giả như không nghe thấy gì”, vị học giả đem ánh mắt khinh bỉ nhìn ông: “Tưởng rằng ông đã tinh thông đọc “Tứ thư ngũ kinh”, hóa ra ông cũng chỉ là một con rùa rụt cổ”.

Phú Bật nghe xong cũng cảm thấy không tức giận gì cả, và cũng thực sự không để tâm những lời nói khinh miệt. Vị học giả cảm thấy Phú Bật thật quả vô vị và buồn chán, cuối cùng ông bỏ đi.

Người hầu bên cạnh Phú Bật thấy vậy, trong lòng vô cùng phẫn nộ, bất bình: “Một người vô lễ như vậy, sao Ngài không trổ tài tranh luận, phản bác ông ta?”

Phú Bật thản nhiên trả lời: “Người này rõ ràng đang tức giận, nếu ta tranh luận với ông ta, khẳng định sẽ là mặt đỏ tía tai. Nếu ta thắng, thì kì thực là ‘khẩu phục nhưng tâm không phục’ chút nào. Khi đối phương nóng giận, họ thường dễ mất lý trí cúa bản thân. Vậy, ta hà cớ gì phải tranh luận với một người mất lý trí?”

Nếu ai đó cố tình chọc tức bạn, bạn có thể coi họ như không khí và phớt lờ họ. Tranh luận với sự tức giận sẽ không thể cải thiện được tâm trạng cũng như thay đổi hình thế. Không tranh giành, không cãi vã, không so đo tính toán, bạn mới có thể ‘bất khả chiến bại’.


St

Các tin tức khác

Back to top