8/01/2014 11:16
Câu hỏi: Kính thưa Thầy! Trong cuộc sống hàng ngày, con thường phải gặp những lúc trái ý, nghịch lòng. Những lúc như vậy con không thể tránh khỏi tâm sân và tâm trạng lo lắng bất an. Theo lời dạy của thầy, con đã nhìn vào thân tâm và thấy rõ đây là tâm sân, đây là tâm trạng lo lắng và bất an thì tâm sân và tâm trạng lo lắng bất an không còn nữa và đã trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại thân tâm. Tuy nhiên, được một lát thì tiến trình này lại diễn ra, do đó con khá mệt mỏi trong cuộc sống. Con kính mong thầy chỉ dạy.
Trả lời:
Con đừng nôn nóng như vậy, chính tâm nôn nóng muốn diệt sân cho xong cũng là tâm sân. Sân gia thêm sân làm sao hết sân được? Hãy cám ơn những đối tượng làm tâm con khởi sân, vì nhờ vậy mà con thấy được tâm mình, và hãy cám ơn cơn sân đã khởi lên vì nhờ vậy mà con thấy được tánh tướng thể dụng của sân ra sao. Nếu chưa thấy hết sự sinh diệt, sự lợi hại của sân một cách rõ ràng minh bạch mà con đã vội muốn trốn tránh nó thì không bao giờ có thể thoát khỏi nó được. Cũng như một em học sinh muốn thoát khỏi một bài toán khó thì cách duy nhất là giải được bài toán ấy chứ không phải muốn không có nó trong bài tập của mình.Theo TTHT
Các tin tức khác
- Điều phục vọng tưởng ( 8/01/2014 5:21)
- Thuật xử thế của người xưa - chuyện số 1 ( 7/01/2014 10:49)
- Thuật xử thế của người xưa - chuyện số 5 ( 7/01/2014 10:48)
- Thuật xử thế của người xưa - chuyện số 6 ( 7/01/2014 10:47)
- Thuật xử thế của người xưa - chuyện số 8 ( 7/01/2014 10:45)
- Thuật xử thế của người xưa - chuyện số 14 ( 7/01/2014 10:44)
- Thuật xử thế của người xưa - chuyện số 18 ( 7/01/2014 12:51)
- Phiên tòa và bà lão ( 5/01/2014 4:27)
- Giữ gìn lời hứa ( 4/01/2014 3:10)
- Mười điều thường quán sát ( 4/01/2014 2:06)