Đáp: Cũng giống như đi ra thành phố. Ta có thể đến phố từ hướng Bắc, hướng Đông, hay hướng Nam, từ nhiều ngã đường. Các hệ thống ấy thường chỉ khác nhau bề ngoài. Dầu đi ngã nầy hay ngã khác, dầu đi chậm hay nhanh, nếu giữ vững chánh niệm thì tất cả đều như nhau. Điểm chánh yếu mà tất cả các pháp hành chân chánh đều phải đạt đến là không bám níu. Đến mức cùng tột, tất cả các hệ thống hành thiền đều cũng phải được buông xả. Cũng không nên bám vào thầy tổ. Nếu một hệ thống dẫn đến buông bỏ, không bám níu vào gì hết thì đó là pháp hành chân chánh.
Có thể quý vị muốn ra đi, lên đường, đến viếng các vị Thiền Sư khác và thử thực hành phương pháp của các hệ thống khác. Vài người trong quý vị đã làm như vậy rồi. Sự ham muốn đó là tự nhiên. Quý vị sẽ nhận thấy rằng hằng ngàn câu hỏi được nêu lên và kiến thức uyên bác bao nhiêu trong nhiều hệ thống sẽ không đem quý vị đến chân lý. Rồi quý vị sẽ chán nản. Quý vị sẽ thấy rằng chỉ đến lúc dừng lại và quán chiếu thân và tâm của chính mình ta mới tìm gặp những gì Đức Phật truyền dạy. Không cần phải tìm đâu ngoài ta. Rồi quý vị phải quay cái nhìn trở lại, đối diện với bản chất thiên nhiên của chính mình. Chính đây là nơi mà quý vị có thể thông hiểu Giáo Pháp.
Ajahn Chah
Các tin tức khác
- Tặng bạn 05 chữ vàng ( 6/02/2017 12:58)
- Bài học từ Kiến và Dế ( 5/02/2017 1:43)
- Nếu có lòng ( 4/02/2017 12:32)
- Lo lắng về đường lối thọ trì giới luật của nhà sư? ( 4/02/2017 12:11)
- Kham nhẫn là những phép lạ ( 3/02/2017 12:20)
- Nên ăn bao nhiêu? ( 1/02/2017 10:01)
- Cuộc sống mệt mỏi, phần nhỏ do sinh tồn, phần lớn bởi vì so sánh ( 1/02/2017 9:57)
- Người bạn chân chính ( 1/02/2017 9:49)
- Người biết sống ( 1/02/2017 1:09)
- Câu chuyện bát mì đêm giao thừa – Xin đừng quên rằng cuộc sống vẫn còn lòng nhân ái! (28/01/2017 1:46)