Bụi cát vẫn có thể nghiền nát chính mình

31/12/2017 3:04
Thánh Gandhi tuy vốn là người Ấn và theo đạo Bà-la-môn, không phải chỉ là tôn giáo thuần túy, nhưng là một phong cách tồn tại truyền thống của những người Ấn từ ngàn xưa. Nhưng ông được thấm nhiễm học thuật Tây phương nên đầu óc có vẻ duy lý – do vậy, ông không thể nào chấp nhận “Làm đứa con của chính vợ mình”. Và đương nhiên, loại tư tưởng này dần dần biến mất trong bản thân một người thanh niên mới chập chững trưởng thành.

Rồi năm tháng trôi qua, ông lao vào cuộc đời và sau đó là những phong trào đòi bình đẳng cho Nam Phi, ảnh hưởng ngay đến Ấn Độ - và một ngày kia ông đứng lên đòi hỏi thực dân Anh Quốc phải trao quyền tự quyết cho dân tộc ông. Ông từng vào tù ra khám đến hơn bảy lần với những cuộc đánh đập, tra tấn hết sức dã man, những người dân đã đổ máu và hy sinh tội nghiệp vì lý tưởng của Gandhi - nhưng nhờ vào sự hộ trì của đấng thiêng liêng mà Gandhi được sống sót để tiếp tục tranh đấu bất-bạo-động không khoan nhượng, không có lùi bước. Trong những năm tháng khắc khoải vì Chân lý và vì Tự doĐộc lập cho tổ quốc, trong những ngày đêm bị giam cầm, những thời gian tuyệt thực để cùng nhândân đòi hỏi công lý - Gandhi vẫn không quên thực tập các bài học dành cho Kasturba, vợ ông. Ông đã cảm nhận ý nghĩa tuyệt vời và thâm trầm của minh triết “Đàn bà là Người Mẹ”. Kết quả là những sự kiệnấy đã dần dần chuyển hóa ngay trong thâm tâm rồi trở thành phong cách và thói quen cư xử hàng ngày. Minh triết cao thượng luôn luôn tạo ra những giá trị bền vững nhất định nào đó – vấn đề là chúng ta có nhận ra hay không?

Thánh Gandhi có một câu nói để đời như sau:

“Người đi tìm Chân lý phải tự xem mình hèn mọn hơn cả bụi cát. Vũ trụ nghiền nát tất cả mọi thứ dưới chân mình, nhưng người đi tìm Chân lý phải tự xem mình hèn mọn đến nỗi bụi cát cũng có thể nghiền nát mình. Chỉ khi ấy, và cho đến khi ấy, hắn mới thấy được phần nào của Chân lý!”

Do đó, chúng ta phải tự hỏi mình rằng, Ta đã dẹp bỏ Cái Tôi chừng nào hay chưa? Ngày nào mà Cái Ngã còn trương phình ra bằng cách này hay cách khác – thì ta vẫn là kẻ đứng ngoài cửa!

Thánh Gandhi muốn nói với chúng ta rằng: Nếu chúng ta bằng lòng để cho bụi cát nghiền nát mình một cách hoan hỷ, thì tại sao lại không thể chấp nhận làm đứa con Bà Vợ của mình?

Vấn đề là cái ngã chấp muôn đời của người đàn ông mà khổ một cái là, chẳng có ai chịu khó làm cho nó triệt tiêu đi  được!

Buông bỏ! Cái khó nhất vẫn là “buông bỏ ngã chấp” thì vấn đề người phụ nữ sẽ không đáng cho Gandhi đặt ra nữa!

 

Đời sống vợ chồng chính là một nơi mà Cái Ngã hoạt động thoải mái nhất, cái ngã sẽ tung hoành một cách hả hê nhất. Xã hội nào cũng thế, vẫn dành quyền ưu tiên cho đàn ông phô trương hết quyền lựccủa mình. Huống hồ ở xã hội Ấn Độ vẫn còn nặng nề với truyền thống xưa cũ: Đàn ông luôn luôn bắt buộc người vợ phải phục tùng mình cho tới mãn kiếp, cho nên minh triết cao thượng nhất và giá trị nhất này vẫn chưa có ai thực hiện nổi!

 

Nguyễn Xuân Chiến

Các tin tức khác

Back to top