Theo các chuyên gia CDC, dưới đây là một số thực phẩm dễ gây ngộ độc trong ăn uống hàng ngày:
1 - Trứng ốp-la còn tươi sống
Trứng ốp-la còn tươi sống có nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella, là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.
Dù nguy cơ ngộ độc này khá hiếm nhưng nếu bạn đang nuôi con nhỏ, chăm sóc người lớn tuổi hay người có hệ miễn dịch kém và nhạy cảm thì bạn nên làm chín trứng hoàn toàn để tiêu diệt hết các vi khuẩn nguy hiểm; cụ thể là luộc chín, chiên chín.
Theo TS.Francisco Diez-Gonzalez, giám đốc Trung tâm An toàn Thực phẩm - Đại học Georgia (Griffin), có thể chọn trứng gà nuôi thả (ngoài vườn hay đồng cỏ) để giảm nguy cơ ngộ độc do nhiễm khuẩn trên.
2 - Gan gà
Các món ăn chế biến từ gan gà ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, đây là sự lựa chọn tiềm ẩn nhiều rủi ro vì gan gà chứa rất nhiều vi khuẩn Campylobacter.
Để tránh ngộ độc gan gà, phải nấu chín gan gà với nhiệt độ trong nồi từ 74 độ C trở lên và đảm bảo gan chín đều.
3 - Bánh mì kẹp thịt
Bánh mì kẹp các loại thịt heo, bò, gà đều tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc khi ở trên các bề mặt khác một thời gian khá dài trước khi được làm nóng và đem ra phục vụ.
Màu sắc của các loại thịt cũng không phải là yếu tố đáng tin cậy về độ chín của thịt. Ví dụ, thịt bò có thể trông hơi hồng dù thịt đã được làm chín kỹ; và dù thịt có màu nâu sậm nhưng thật ra lại chưa chín hoàn toàn.
Để tránh ngộ độc, các loại thịt trong món bánh mì kẹp nên được nấu chín kỹ. Với thịt bò và thịt heo, phải nấu ở nhiệt độ tối thiểu là 74 độ C trở lên - theo Hướng dẫn về Nhiệt độ an toàn tối thiểu trong nấu ăn của USDA.
Cũng cần lưu ý rằng, một số thực phẩm trong món nướng (BBQ) cũng có thể gây ngộ độc.
4 - Cá hồi
Dù mùi vị thơm ngon nhưng cá hồi có thể không được bảo quản tốt. Khi cá tươi không được bảo quản đúng cách trước khi nấu chín sẽ gây ngộ độc do sự phát triển của khuẩn scombroid.
Cá hồi là loại hải sản dễ gây ngộ độc. Các bị ương hôi có thể được tẩm ướp với ớt, tiêu nên mùi tanh hôi sẽ biến mất.
Để hạn chế nguy cơ bị ngộ độc, phải bảo quản lạnh cá ở nhiệt độ thích hợp để tránh cá bị ương. Cá tươi phải được nấu chín ở nhiệt độ tối thiểu là 63 độ C. Và cá còn thừa phải được hâm lại ở tối thiểu 74 độ C và chỉ sử dụng lại trong vòng 2 ngày mà thôi.
5 - Món rau trộn
Nếu các loại rau cải không được rửa sạch trước khi nấu hoặc ăn tươi đều có thể gây nhiễm độc E. coli. Các loại vi khuẩn khác có thể bám rất nhiều trên rau cải xanh, có nguồn gốc từ phân chim, phân bón, nước tưới hay do vệ sinh kém.
Nên lặt bỏ các lá bị vệt đen, úng thối và rửa sạch bằng cách cho rau cải vào thau nước, dùng tay đảo đều trong vòng 1-2 phút sau đó vớt lên, giũ sạch nước khỏi rau trong vài phút.
6 - Giá sống
Giá sống cần môi trường ươm để phát triển thành cọng giá. Sự nhiễm khuẩn có thể diễn ra khi từ đậu nảy chồi và các vi khuẩn tấn công vào cây giá.
Cách an toàn nhất là nấu chín giá trước khi ăn chứ không nên ăn sống.
Huệ Trần
(theo Reader’s Digest)
Các tin tức khác
- Nên sử dụng thớt gỗ hay thớt nhựa trong nấu ăn ( 5/08/2019 8:35)
- Mẹo vặt làm bếp ( 2/08/2019 8:35)
- Máy điều hòa nhiệt độ có gây hại sức khỏe ( 1/08/2019 5:23)
- Làm vườn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe (29/07/2019 5:48)
- Những lời vàng ngọc về sức khỏe của Y tổ (27/07/2019 8:16)
- Ai không nên ăn rau muống? (26/07/2019 6:10)
- Chăm sóc và bảo vệ da bằng thực phẩm (24/07/2019 8:03)
- Ngủ không đủ giấc có hại cho da, não, dễ béo phì (22/07/2019 7:50)
- Vì sao chúng ta cần phải ngủ trưa? (21/07/2019 5:57)
- Những nguy cơ bệnh tật khi uống trà sữa trân châu (20/07/2019 6:24)