21/12/2019 5:52
Nhiều người trong chúng ta thắc mắc liệu có nên bổ sung probiotic sau khi uống kháng sinh hay không.
Sau đây là những thông tin cơ bản cần biết về việc bổ sung probiotic khi uống kháng sinh.
Probiotic là gì?
Probiotic là vi sinh, cộng đồng vi khuẩn trong hệ thống ruột - dạ dày, theo bác sĩ Kevin Gebke, Đại học Sức khỏe Indiana. Được xem là các vi khuẩn “tốt” và có lợi, probiotic gồm các vi khuẩn và nấm sống giúp đường ruột chúng ta khỏe mạnh.
Probiotic là vi sinh, cộng đồng vi khuẩn trong hệ thống ruột - dạ dày
Vì sao cần bổ sung probiotic sau khi uống kháng sinh?
Khi uống kháng sinh, kháng sinh giết chết cả vi khuẩn tốt và xấu trong cơ thể chúng ta và điều này gây ra nhiều tác dụng phụ ở một số người sau khi dùng kháng sinh như đau bụng, tiêu chảy.
Tiêu chảy là tác dụng phụ khá phổ biến khi uống kháng sinh, được gọi là tiêu chảy có liên quan dùng kháng sinh (AAD). Các phân tích phát hành năm 2017 trên tạp chí Thuốc kháng sinh ghi rõ: Sử dụng probiotic để ngăn ngừa tiêu chảy có liên quan đến kháng sinh giảm được 51% nguy cơ tiêu chảy. Và đây là phương pháp an toàn với sức khỏe.
Bổ sung probiotic trong khi dùng thuốc kháng sinh có thể giúp bổ sung số các vi khuẩn có lợi và giúp duy trì sự cân bằng các vi khuẩn tốt và xấu trong đường ruột.
Nên bổ sung probiotic như thế nào?
Cho đến nay, các dữ liệu vẫn chưa nói rõ thời gian tốt nhất để bổ sung probiotic. Chúng ta có thể bổ sung probiotic trước khi uống kháng sinh hoặc bổ sung đồng thời với việc uống kháng sinh.
“Bệnh nhân có thể tránh được các biến chứng có liên quan đến dùng kháng sinh bằng việc sử dụng probiotic để giảm thiểu sự gián đoạn trong hoạt động của các vi khuẩn đường ruột” - theo các chuyên gia.
Bạn có thể tiếp tục bổ sung probiotic vài tuần sau khi uống kháng sinh để tiếp tục điều chỉnh môi trường vi khuẩn đường ruột và cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ cho kế hoạch bổ sung probiotic hợp lý và hiệu quả.
Probiotic tốt cho sức khỏe nói chung của chúng ta. Theo Bệnh viện Mayo, các probiotic có trong nấm sữa hay sữa chua có thể giúp cải thiện hội chứng ruột kích thích, thúc đẩy miễn dịch và giảm dị ứng, viêm nhiễm trong cơ thể.
Ngoài ra, cũng có thể bổ sung thực phẩm giàu probiotic từ chế độ ăn. Ngoài nấm men, sữa chua, các thực phẩm không có nguồn gốc bơ sữa chứa probiotic như: dưa cải, kim chi, tempeh và tương miso.
“Hấp thu các thực phẩm giàu probiotic được yêu thích hơn là uống probiotic bổ sung. Các thực phẩm giàu probiotic cũng có hàm lượng cao các vitamin và dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe toàn diện của chúng ta”, chuyên gia chia sẻ.
Đức Hòa (theo Reader’s Digest)
Các tin tức khác
- 5 thói quen rất đơn giản nhưng lại có thể giúp kéo dài cuộc sống của con người (18/12/2019 8:01)
- Làm theo quy tắc "4 ấm, 1 lạnh", cha mẹ khỏi lo con ốm trong ngày giá rét (12/12/2019 5:46)
- Bác sĩ 50 năm không bị cảm, 78 tuổi đi bộ 22 tầng nhờ 5 việc ai cũng làm được ( 8/12/2019 7:54)
- Những kiêng kỵ khi ăn chuối ( 3/12/2019 5:55)
- Một số nguyên nhân gây đau lưng và cách khắc phục (30/11/2019 6:15)
- Ăn chay đúng cách để có cơ thể khỏe mạnh (29/11/2019 8:33)
- 5 thực phẩm giúp bạn giảm cân (28/11/2019 6:14)
- Cách ăn chay đủ chất, đúng khoa học (26/11/2019 6:29)
- Làm gì để tăng khả năng đề kháng cho cơ thể (25/11/2019 6:15)
- Thể dục là cách đánh bại suy nhược tinh thần (21/11/2019 8:14)