Cách nấu món cháo khoai gạo lứt chữa bệnh dạ dày chỉ cần 100 gram gạo lứt, 1 củ khoai lang (có thể thay thế bằng các loại khoai khác như khoai mỡ, khoai từ, khoai môn…), 3-5 quả táo tàu khô, đường tinh luyện vừa đủ.
Trước hết bạn cần vo sạch gạo và nấu cháo bình thường khoảng 1-2 tiếng cho đến khi gạo chín nhừ. Phần khoai lang thì gọt sạch thái miếng, táo tào cũng đem rửa sạch rồi cho tất cả vào nồi cháo nấu tiếp tục khoảng 15 phút cho khoai chín. Cuối cùng là thêm đường đảo đều, đun sôi một lát rồi ăn nóng ấm.
Ảnh minh họa
Các loại khoai như khoai lang, khoai từ, khoai mỡ rất tốt cho sức khỏe của dạ dày và lá lách, sinh khí ích phổi, bổ thận sinh tinh. Là một món ăn tốt cho đường ruột, ăn đến đâu, biết đến đó. Thế nên, những người có nhu cầu chữa các bệnh về dạ dày, lá lách, người ăn kém, tiêu chảy mãn tính, phổi yếu gây ho, thận hư di tinh, tiết dịch âm đạo, thường xuyên đi tiểu, khát nướcnóng trong người có thể ăn thường xuyên để cải thiện tình trạng bệnh.
Riêng phần gạo lứt, nếu duy trì ăn hàng ngày sẽ có tác dụng cung cấp đủ lượng chất xơ cho cơ thể. Điều này sẽ giúp bộ máy tiêu hóa được cải thiện, tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh được hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở nhiều lứa tuổi và nhiều bệnh đường tiêu hóa.
So sánh giữa gạo lứt và gạo trắng
Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition, cho thấy gạo lứt là sự lựa chọn hàng đầu cả về lợi ích sức khỏe và cả dinh dưỡng.
Ảnh minh họa
Gạo trắng đã trải qua quá trình tinh chế. Gạo lứt, không giống như gạo trắng, vẫn có vỏ bên ngoài và cám cung cấp "sự trọn vẹn tự nhiên" với hạt ngũ cốc và rất giàu protein, thiamin, canxi, magiê, chất xơ và kali. Đối với những người đang cố gắng để giảm cân hoặc những người mắc bệnh đái tháo đường, gạo lứt có thể chứng minh có lợi cho sức khỏe do có chỉ số đường huyết thấp và ít gây đề kháng insulin.
Những lợi ích tuyệt vời của gạo lứt đối với sức khỏe
1. Gạo lứt giàu Selenium: Gạo lứt rất giàu selen làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh phổ biến như ung thư, bệnh tim và viêm khớp.
2. Hàm lượng Mangan cao trong gạo lứt:
Một chén gạo lứt cung cấp 80% nhu cầu mangan hàng ngày. Mangan giúp tổng hợp các chất béo cơ thể. Mangan cũng có lợi cho hệ thống thần kinh và sinh sản của chúng ta.
3. Gạo lứt giàu dầu tự nhiên
Dầu tự nhiên có lợi cho cơ thể như các chất béo lành mạnh giúp bình thường hóa nồng độ cholesterol.
4. Gạo lứt giảm cân
Các hàm lượng chất xơ của gạo lứt giúp chức năng ruột hoạt động tốt hơn, vì nó làm cho tiêu hóa dễ dàng hơn nhiều. Gạo lứt là sự bổ sung hoàn hảo cho chế độ ăn uống hàng ngày cho những người tìm kiếm hoạt động đều đặn của ruột.
Theo Khỏe & Đẹp
Các tin tức khác
- Ăn chay – ăn mặn trong Phật giáo ( 1/05/2020 8:27)
- Đồ chay giả mặn giảm việc sát sinh như thế nào? (28/04/2020 7:54)
- Nhận biết một số bệnh cột sống thường gặp (24/04/2020 8:21)
- Bí quyết sống khỏe của cổ nhân không phải ai cũng biết (24/04/2020 6:01)
- 5 cách bổ sung vitamin E hiệu quả cho cơ thể (23/04/2020 8:23)
- Uống nước ấm đi, bạn sẽ nhận ra những điều kỳ diệu này! (22/04/2020 8:09)
- Đi bộ như thế nào để giảm cân hiệu quả? (20/04/2020 8:16)
- 20 món chay ngon thông dụng đơn giản dễ làm tại nhà (18/04/2020 7:58)
- Thời điểm “vàng” để uống mật ong tốt hơn vạn thuốc bổ (14/04/2020 8:23)
- Bài thuốc Đông y phòng viêm đường hô hấp ( 9/04/2020 8:02)