1. Nâng cao sức miễn dịch cho hệ thống của cơ thể: ngăn ngừa cảm vặt, ho gà
Gừng cũng được cho là có đặc tính kháng khuẩn có thể giúp chống lại nhiễm trùng (vi khuẩn hoặc virus), bao gồm cả những bệnh gây ra viêm họng.
Trong một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, một dung dịch với 10% chiết xuất gừng đã được tìm thấy để ức chế Streptococcus mutans, Candida albicans và Enterococcus faecalis - Ba vi sinh vật này thường gây ra nhiễm trùng miệng.
Theo Đông y, gừng sống có vị ngọt, cay và có tính ấm. Các thầy thuốc Đông y sử dụng gừng như 1 vị thuốc giúp tán hàn ôn trung (chữa cảm lạnh), phát hãn, làm ấm tỳ vị, làm biến mất cơn buồn nôn, sát khuẩn chống viêm, thư giãn mai mạch, tăng cường tuần hoàn náu và hỗ trợ hệ tiêu hóa cực tốt.
2. Lọc độc, hồi phục những thương tổn ở gan
Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho rằng gừng và vai trò của chúng trong phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ có một mối liên hệ vô cùng mật thiết. Thông thường, bệnh gan nhiễm mỡ được phân thành hai dạng chính, bao gồm gan nhiễm mỡ do rượu và gan nhiễm mỡ không do rượu.
Các chuyên gia cho rằng việc bổ sung gừng chính là một chiến lược điều trị mới dành cho bệnh gan nhiễm mỡ bằng cách cải thiện hoạt động chống oxy hóa của cơ thể, giảm mức độ viêm và kháng insulin.
3. Giảm cân lành mạnh
Chuyên gia chỉ ra rằng gừng có thể ngăn chặn được tình trạng béo phì. Ngoài ra, bạnbạn có thể nhận ra rằnrằng sau khi ngậm 1-2 lát gừng thật lâu hoặc uống 1 cốc nước ấm vào buổi sáng sẽ bạn cảm thấy no lâu hơn, đồng thời giúp cân bằng lượng đường trong máu, từ đó ngăn ngừa tình trạng thèm ăn hay ăn quá nhiều của bạn.
4. Chống bệnh tiểu đường
Một số thử nghiệm đã cho thấy gừng có thể cải thiện được lượng đường huyết lúc đói ở những người mắc bệnh tiểu đường. Những phát hiện này hứa hẹn rằng gừng có thể giúp điều trị được những vấn đề về sức khoẻ do bệnh tiểu đường mãn tính gây ra.
5. Thanh lọc thận
Gừng từ lâu đã được sử dụng trong y học để giúp phòng ngừa và điều trị nhiều loại bệnh. Điều này là do gừng chứa hợp chất gingerol có thể ức chế sự lây lan của vi khuẩn, từ đó làm cho thận và gan không phải hoạt động quá mức.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu, nhất là ở bệnh tiểu đường. Tình trạng lượng đường cao sẽ gây hại cho thận.
Lưu ý: Hãy dùng gừng vào buổi sáng là tốt nhất, bởi ông bà ta ngày xưa đã có câu "Sáng sớm ăn gừng như dùng nhân sâm, ăn gừng vào buổi tối chẳng khác nào nuốt thạch tín". Sáng sớm, khi bạn dùng gừng, thì các khoáng chất có trong gừng sẽ phát huy các công dụng và có hiệu quả đến 200 lần bình thường. Còn buổi tối, nếu bạn dùng gừng trước khi đi ngủ nó sẽ khiến lục phủ ngũ tạng của bạn nóng ran, mất ngủ rất nguy hại cho sức khỏe.
St
Các tin tức khác
- 6 điều bạn nên làm để cuộc sống trở nên tốt đẹp, khỏe mạnh và ý nghĩa hơn (13/07/2022 12:26)
- Nhóm thức uống được rất nhiều người ưa chuộng vừa thơm ngon vừa tốt cho sức khỏe (12/07/2022 11:35)
- 5 điều cần tránh để sống thọ ( 9/07/2022 11:44)
- 3 cách ăn uống của người Việt đang âm thầm "bào mỏng" dạ dày từng ngày ( 8/07/2022 12:48)
- Điều sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn ngừng ăn đường? ( 7/07/2022 7:32)
- 45-59 tuổi là thời kỳ quyết định tuổi thọ: 3 chỗ quý nhất cơ thể cần được bảo vệ nếu muốn sống lâu ( 6/07/2022 11:59)
- 3 loại nước uống vào buổi sáng tốt hơn thuốc bổ, kéo dài tuổi thọ ( 5/07/2022 12:42)
- Sau 40 tuổi, có 3 bữa không nên ăn, 2 giấc không nên ngủ để khỏe mạnh, sống lâu ( 4/07/2022 12:44)
- 5 sai lầm khi luộc rau vừa làm mất chất vừa độc hại, người Việt vẫn làm hàng ngày ( 3/07/2022 11:49)
- Phụ nữ sau 35t thiếu khí huyết dễ mắc đủ thứ bệnh: Ăn ngay 4 loại rau củ để cải thiện ( 2/07/2022 12:10)