Cỏ mực thân nhỏ, lá mọc đối hình xoan dài, có lông hai mặt, hoa trắng nhỏ. Đặc điểm của cỏ này là khi vò nát có màu đen như mực. Nó còn có tên là hạn liên thảo, mặc hạn liên, kim lăng thảo… Cỏ mực có những tác dụng dược lý như: cầm máu (chất tanin trong cỏ mực có tác dụng làm tăng tốc độ đông máu); diệt khuẩn, tiêu viêm, được dùng để chữa trị một số bệnh nhiễm khuẩn và bệnh ngoài da; tăng cường miễn dịch; dưỡng da, đen tóc (cỏ mực cải thiện quá trình tuần hoàn máu ngoài da, nhất là da đầu, giúp da dẻ trở nên mịn màng, râu tóc thêm đen)…
Theo y học cổ truyền, cỏ mực có vị ngọt, chua, tính mát, đi vào các kinh can và thận, có tác dụng tư âm, bổ thận, giúp da mịn, tóc đen, răng chắc, lương huyết (mát máu), chỉ huyết (cầm máu). Dưới đây là một số phương thuốc thực tế dùng cỏ mực chữa các bệnh như sau:
- Chữa chảy máu mũi (máu cam): lấy độ 20-25 gr cỏ mực, 20 gr ngó sen, đem sắc (nấu) lấy nước, chia 2 lần dùng hết trong ngày (buổi sáng và chiều). Dùng liên tục khoảng 20 ngày.
- Chữa chóng mặt, hoa mắt do can thận âm hư tổn: dùng cỏ mực 15 gr, vị thuốc sinh địa 15 gr, đem sắc nước chia làm hai lần dùng hết trong ngày. Dùng liên tục 30 ngày. Để chữa râu tóc bạc sớm, tóc rụng người ta cũng dùng bài thuốc như trên.
- Chữa ho ra máu: lấy 25 gr cỏ mực, 20 gr vị thuốc bạch cập, 10 gr a giao. Đem cỏ mực và bạch cập sắc lấy nước, cho ra chén, sau đó cho a giao vào trộn đều. Chia ra làm hai lần dùng hết trong ngày, dùng liên tục trong 7 ngày.
- Phòng và chữa viêm da: lấy một nắm cỏ mực còn tươi đem rửa sạch, vò nát rồi sát lên chân và tay cho đến khi màu da chuyển sang tím đen nhạt.
- Chữa sỏi thận, tiểu ra máu: dùng 25 gr cỏ mực, 15 gr xa tiền thảo, một ít đường trắng vừa đủ. Đem cỏ mực và xa tiền thảo sắc lấy nước. Khi uống rót nước thuốc ra chén, rồi cho thêm đường vào cho dễ uống. Dùng hết lượng trên trong ngày thay cho nước trà và dùng liên tục khoảng 20 ngày.
- Hỗ trợ trong điều trị chứng giảm tiểu cầu máu: dùng 10 gr cỏ mực, 5 gr nhân sâm, một ít gạo tẻ, đường trắng vừa đủ. Nhân sâm cắt thành lát mỏng, hấp chín. Cỏ mực rửa sạch, sắc lấy nước để nấu cháo. Sau khi cháo chín, cho nhân sâm vào, thêm chút đường cho đủ ngọt. Dùng mỗi ngày 1 lần, ăn thay bữa điểm tâm, dùng liên tục trong khoảng 5 ngày.
- Thổ huyết và chảy máu cam: Dùng cỏ mực cả cành và lá tươi giã lấy nước để uống.
- Tiêu ra máu: Cỏ mực nướng trên miếng ngói sạch cho khô, tán bột. Mỗi lần dùng 2 chỉ (8g) với nước cơm (Gia tàng kinh nghiệm phương).
- Tiểu ra máu: Cỏ mực, mã đề 2 vị bằng nhau, giã lấy nước ngày uống 3 chén lúc đói (Y học chân truyền). Hoặc nấu cháo cỏ mực (100 g) với 3 lát gừng.
- Trĩ ra máu: Một nắm cỏ mực để nguyên rễ, giã nhuyễn, cho vào 1 chén rượu nóng, thành dịch đặc vừa uống trong, vừa đắp bã ngoài (Bảo thọ đường phương).
- Chảy máu dạ dày-hành tá tràng: Cỏ mực 50 g, bạch cập 25 g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g sắc uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.
- Vết đứt chém nhỏ chảy máu: Một nắm cỏ mực sạch nhai hoặc giã nhuyễn đắp lên vết thương.
- Chữa râu tóc bạc sớm: Cỏ mực với lượng tùy dùng, rửa sạch, nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong với lượng vừa phải, cô lại lần nữa. Cho vào lọ, khi dùng lấy 1-2 thìa canh hòa nước đun sôi còn ấm hoặc cho ít rượu gạo để uống. Ngày 2 lần, cao này có tác dụng bổ thận, ích tinh huyết.
Hoặc: Cỏ mực 1-2 kg, cho vào nước ép lấy dịch đặc trộn với bột nữ trinh tử đã được chế sẵn như sau: nữ trinh tử 300-1.000 g ngâm rượu 1 ngày, bóc vỏ, rang khô tán bột. Viên hoàn bằng mật ong. Mỗi lần uống 10 g. Ngày uống 3 lần với rượu gạo hâm nóng. Hoàn này bổ can thận, xanh đen râu tóc, khỏi đau lưng gối (Nữ trinh tử không phải trinh nữ tử).
- Chữa di mộng tinh (do tâm thận nóng): Cỏ mực sấy khô, tán bột. Uống ngày 8 g với nước cơm, hoặc sắc cỏ mực để uống ngày 30 .
- Rong kinh: Nếu nhẹ, lấy cỏ mực tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ mực khô sắc nước uống. Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ
Trẻ tưa lưỡi: Cỏ mực tươi 4 g, lá hẹ tươi 2 g giã nhuyễn, lấy nước cốt hòa mật ong chấm lên lưỡi cách 2 giờ 1 lần.
- Cỏ mực chữa sốt xuất huyết:
Viện Đông y cùng bệnh viện quận Đống Đa từng dùng cỏ mực chống dịch sốt xuất huyết muỗi truyền vào năm 1969, với 230 bệnh nhân nội trú, kết quả khỏi bệnh 99,6%. Viện Quân y 13, quân khi 5 cũng dùng mấy bài thuốc Nam dạng xiro có thành phần cỏ mực để chữa bệnh này, đem lại hiệu quả cao.
Ngoài việc thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, tác dụng cầm máu của cỏ mực đã được nghiên cúu tổng kết qua lâm sàng bệnh sôta xuất huyết và trong phòng thí nghiệm, mở ra cách giải thích cơ chế tác dụng cầm máu. Do vậy, cần bảo lưu vai trò của cỏ mực trong phương pháp chữa sốt xuất huyết vì chảy máu là một trong 2 yếu tố gây tử vong lớn nhất trong bệnh này.
Ngoài ra, theo tài liệu của Trung Quốc, cỏ mực đã được dùng để chữa ung thư các loại (phối hợp với những vị khác) như ung thư dạ dày, tử cung, xương, bạch huyết, họng. Trong đó, để chữa ung thư họng, chỉ dùng mỗi vị cỏ mực 50 g tươi vắt nước uống hàng ngày hoặc sắc nước uống.
ST
Các tin tức khác
- Bí quyết giúp bệnh nhân thận sống lâu (27/05/2014 3:01)
- Đậu nành trong lãnh vực y khoa (26/05/2014 4:45)
- Sa kê nấu kiểm cho ngày chay (24/05/2014 4:19)
- Muốn có sức khỏe tốt hãy làm theo 10 điều sau đây (23/05/2014 11:45)
- Thực phẩm trị nhức đầu (22/05/2014 2:25)
- 9 loại rau củ dính thuốc trừ sâu khủng khiếp nhất chợ (21/05/2014 11:10)
- Mẹo hay từ trà (21/05/2014 8:32)
- Làm sạch vết bẩn, mùi hôi (20/05/2014 10:30)
- Dấu hiệu cảnh báo gan bị nhiễm độc (19/05/2014 11:42)
- Nước uống đẹp da, giữ dáng (18/05/2014 2:30)