Bản báo cáo nghiên cứu nói trên được đăng trong Tạp chí bệnh truyền nhiễm và vệ sinh công cộng (Journal of Epidemiology & Community Health, Anh Quốc) số ra ngày 8/5/2014.
Báo cáo cho biết, năm 2000, một nhóm nhà khoa học Đan Mạch đã tập hợp được khoảng gần 10.000 người đàn ông và đàn bà ở độ tuổi từ 36 đến 52 tự nguyện để nhóm này theo dõi, nghiên cứu về công việc, tình trạng thất nghiệp và sức khỏe của họ trong một dự án nghiên cứu khoa học kéo dài tới 11 năm.
Khi dự án kết thúc, các nhà nghiên cứu được biết 4% phụ nữ (196 người) và 6% nam giới (226 người) mà họ theo dõi đã qua đời; một nửa số đó chết vì ung thư và một nửa chết vì các bệnh tim mạch, gan và tự tử. Ở đây họ thấy tỷ lệ người chết có liên quan rõ ràng tới thói quen tranh cãi.
Báo cáo cho biết, so với những người nói mình rất ít khi tranh cãi với bạn bè, người thân hoặc hàng xóm thì những người nói họ “luôn luôn hoặc thường hay” tranh cãi với bất cứ ai trong cộng đồng người mình giao tiếp có tỷ lệ chết (vì bất cứ nguyên nhân nào) cao gấp đôi cho đến gấp ba.
Trong điều tra, người ta đã xét tới mọi nhân tố có thể ảnh hưởng đến kết quả thống kê, thí dụ chứng trầm cảm, nhưng không xét tới cá tính của con người.
Còn một kết luận khác khiến các nhà nghiên cứu suy nghĩ nhiều, đó là sự chết sớm có liên quan đến nỗi lo lắng về bạn đời hoặc con cái, hoặc các đòi hỏi đến từ số người thân cận nhất này, nhưng mối liên quan ấy không thể hiện rõ như mối liên quan tới sự tranh cãi.
Tiến sĩ Rikke Lund ở Đại học Copenhagen và các đồng nghiệp viết trong báo cáo là việc học tập cách xử lý sức ép trong mối quan hệ giữa con người với nhau sẽ có tác dụng “cứu mạng”.
“Kỹ năng xử lý nỗi lo nghĩ về những người thân nhất của mình và các biện pháp quản lý mâu thuẫn, va chạm với bạn đời, người thân trong gia đình và hàng xóm láng giềng có lẽ là sách lược quan trọng giảm thiểu rủi ro chết sớm,” - Tiến sĩ Rikke Lund viết.
Bản báo cáo còn cho biết, trước đây đã có những nghiên cứu chứng minh tình bạn vững chắc và mối quan hệ ổn định với bạn đời của mình bao giờ cũng có ích cho sức khỏe, nhưng chưa có mấy ai nghiên cứu vấn đề này từ phía phản diện.
Theo SK&ĐS
Các tin tức khác
- Những điều chưa biết về cảm lạnh (19/06/2014 12:18)
- Mang bệnh do dùng tủ lạnh không đúng cách (18/06/2014 1:53)
- Mẹo chữa nhanh chứng ăn không tiêu (16/06/2014 5:02)
- Phòng tránh xuất huyết não (14/06/2014 6:07)
- Đậu Hà Lan tốt cho thận và tim mạch (13/06/2014 6:26)
- Ăn nhiều thịt sẽ mắc một số bệnh rất nguy hiểm (12/06/2014 10:49)
- Ngăn ngừa độc hại từ máy tính, cách gì? (11/06/2014 11:38)
- Bài thuốc trị bệnh cực hay từ quả dưa chuột (11/06/2014 2:11)
- 10 nguyên tắc vàng phòng ngộ độc thức ăn ( 9/06/2014 9:41)
- Trái cây họ cam quýt giảm nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ ( 7/06/2014 3:09)